Chênh lệch vùng, miền trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
TS. Trần Ðăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ,Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong cải thiện sức khỏe sinh sản trong vòng 20 năm qua.
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, |
Việt Nam cũng và là một trong sáu quốc gia duy nhất trên thế giới đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ số 5 (MDG5) về giảm tình trạng tử vong mẹ vào năm 2015.
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt hơn 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì từ 95 đến 97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt khoảng 80%...
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày có 39 trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi) tử vong. Tỷ lệ này chiếm tới 80% số ca tử vong đối với trẻ dưới 1 tuổi và tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cao gấp ba, bốn lần so với thành thị.
Mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn sự chênh lệch và bất bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các dân tộc và vùng miền.
Tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng 3 cao gấp 3,5 lần so với vùng 1; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao gấp đôi thành thị và khoảng cách về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh ngày càng gia tăng.
Tại các tỉnh miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với trung bình cả nước khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp hai lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%).
Các bằng chứng hiện tại cho thấy mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ ở cấp quốc gia đã giảm xuống còn 46 ca tử vong/100 nghìn trẻ đẻ sống, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao với 100 đến 150 ca tử vong/100 nghìn trẻ đẻ sống ở các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số, như ở khu vực trung du và miền núi phía bắc và khu vực Tây Nguyên.
Hơn một nửa số ca tử vong mẹ xảy ra tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh do năng lực quản lý các biến chứng thai sản của các cơ sở y tế vẫn còn hạn chế.
Lý giải thực trạng này, TS.Trần Ðăng Khoa đưa ra một số nguyên nhân, đó là do thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản, nhi, gây mê hồi sức; 30% số bác sĩ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện); thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Ðáng chú ý, năng lực hạn chế về cấp cứu sản khoa, sơ sinh (sàng lọc, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, chuyển tuyến, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí);
Giao thông đi lại khó khăn do đặc thù vùng núi, cho nên nhân viên y tế khó tiếp cận, rào cản văn hóa và hiểu biết hạn chế về các biến chứng thai sản cũng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong mẹ gia tăng.
Chính vì giao thông đi lại khó khăn, cơ sở y tế thì xa nơi dân ở, cho nên vẫn còn nhiều người mẹ vùng khó khăn phải sinh con tại nhà, không được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, đội ngũ cô đỡ thôn bản hiện nay chưa được quan tâm đúng mức không được hưởng phụ cấp, gây khó khăn trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng dân tộc thiểu số.
Ðể giải quyết vấn đề này, ngành Y tế đang tập trung triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở khu vực miền núi.
Trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số, các can thiệp đổi mới sáng tạo cũng bao gồm các can thiệp chăm sóc sức khỏe từ xa, trong đó ứng dụng trên điện thoại sử dụng internet để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em nhằm thúc đẩy sinh con an toàn trong cộng đồng thiểu số các vùng dân tộc, vùng núi, vùng khó khăn;
Đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ mang thai trong quá trình mang thai phải bảo đảm bốn lần khám trong suốt thời gian thai kỳ.
Theo TS. Trần Ðăng Khoa, cần chú trọng tập trung xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, bởi đội ngũ này là cánh tay nối dài của ngành Y tế, có thể giúp giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ngành Y tế khuyến cáo các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa cần có những chính sách quan tâm, hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản phù hợp trong thời gian tới.
Thí điểm dự án bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
Từ tháng 8/2022-8/2024, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sẽ triển khai lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I thuộc “Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”.
Đây là khóa đầu tiên đào tạo bác sỹ chuyên khoa I cho các huyện khó khăn, biên giới, hải đảo thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Lớp dự án có 30 học viên, được đào tạo trong 24 tháng với 8 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Hồi sức cấp cứu, Nội, Ngoại, Nhi, Phụ sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền.
Học viên sẽ được đào tạo bài bản theo chương trình đặc biệt, một thầy kèm một trò theo hướng “cầm tay chỉ việc” trong 24 tháng liên tục.
Sau khi hoàn thành khóa học, các bác sỹ trẻ cam kết sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại các huyện nghèo đã cử học viên đi đào tạo.
Đây sẽ là đội ngũ bổ sung đắc lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao ngành y tế khu vực Tây Nam Bộ. Điều này mang ý nghĩa rất to lớn trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt đối với các vùng còn nhiều khó khăn trong khu vực Tây Nam Bộ…
Trước khi trúng tuyển, học viên là các bác sỹ chính quy hoặc liên thông tốt nghiệp khá, giỏi đã được tuyển dụng viên chức làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế huyện khó khăn, biên giới, hải đảo thuộc các tỉnh như An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
TP. HCM, Đà Nẵng có tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc-xin Covid-19 cho trẻ em thấp
Bộ Y tế vừa cập nhật tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 ở nước ta, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta đến nay lên 254.362.954 mũi.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm đến nay là 14.568.957, trong đó mũi 1: 8.934.181 trẻ (đạt tỷ lệ 80,1%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 61% là: Đà Nẵng (50,7%); Quảng Nam (50,1%); Bình Thuận (61,8%); TP Hồ Chí Minh (53,3%); Bình Dương (60,6%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (96,2%); Vĩnh Long (96,6%), Cà Mau (95,9%).
Mũi 2: 5.634.776 trẻ (đạt tỷ lệ 50,5%); 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp dưới 31% là: Đà Nẵng (19,7%); Quảng Nam (17%); Khánh Hòa (28,6%); TP. Hồ Chí Minh (30,7%); Bình Dương (27,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Đồng Nai (75,9%); Sóc Trăng (88,4%); Bạc Liêu (81,6%).
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 49.384.671 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 75,2%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp là: Bình Định (56,7%); Khánh Hòa (55%); Đồng Nai (47%); Cần Thơ (54,5%); Đồng Tháp (56,8%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (95,5%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 12.940.193 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 68,3%).
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp là: Quảng Trị (47,3%); Đà Nẵng (42,5%); TP. Hồ Chí Minh (50%); Lâm Đồng (45,3%); Bạc Liêu (41,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Nam Định (96,1%); Hưng Yên (96,6%); Long An (97,5%).
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.100.223 trẻ (đạt tỷ lệ 47,4%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (23,9%); Phú Yên (12,3%); Bà Rịa- Vũng Tàu (14,4%); Đồng Nai (22,9%); Bình Dương (22,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (85,9%); Quảng Ninh (78,8%); Sóc Trăng (82,7%).
Quảng Bình nỗ lực dập dịch sốt xuất huyết
Tại Quảng Bình, số ca mắc sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, tập trung chủ yếu tại các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.300 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 9 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Ngành y tế, chính quyền địa phương Quảng Bình, đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng tránh, kịp thời khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch liên tục tiếp nhận các bệnh nhân bị sốt xuất huyết đến điều trị với biểu hiện như sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, nhức 2 hốc mắt, đau bụng, buồn nôn…, hiện khoa đang điều trị cho gần 50 bệnh nhân sốt xuất huyết.
Khoa đã bố trí 60 giường bệnh đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu điều trị. Đội ngũ y, bác sỹ nỗ lực khắc phục khó khăn, tăng công suất làm việc, vừa chăm sóc điều trị cho bệnh nhân, vừa hỗ trợ cơ sở trong công tác ứng phó với dịch bệnh.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình đã cử Đoàn công tác phối hợp Trung tâm y tế các địa phương triển khai biện pháp phòng, chống; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, khoanh vùng ổ dịch để xử lý triệt để; cấp phát vật tư, hóa chất, chủ động phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch nhỏ nhằm sớm kiểm soát và dập dịch.
Để công tác phòng, chống sốt xuất huyết đạt hiệu quả, bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, quan trọng nhất là ý thức của mỗi gia đình, cá nhân.
Với phương châm không có loăng quăng không có bệnh sốt xuất huyết, mỗi hộ dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không lơ là chủ quan trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên địa bàn.
Khám, tư vấn các bệnh về mắt cho cán bộ Công an tỉnh Sơn La
Trung tâm Mắt kỹ thuật cao, Bệnh viện Đông Đô kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Công an tỉnh Sơn La tổ chức chương trình khám, tư vấn các bệnh về mắt cho cán bộ chiến sĩ công an tỉnh, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân.
Hơn 500 cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Sơn La đã được các y, bác sĩ Trung Tâm Mắt Kỹ Thuật Cao Bệnh viện Đông Đô khám, đo thị lực và tư vấn các bệnh thường gặp ở mắt và cách phòng tránh.
Các bác sĩ cũng tư vấn một số lưu ý trong công việc và cuộc sống để chăm sóc và bảo vệ mắt.
Cũng tại buổi khám mắt, Bệnh viện Đông Đô đã trao tặng 400 suất quà, tài trợ 2 ca mổ mắt cho con em cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Sơn La.
Tháng 8, sáng mãi lòng tri ân những chiến sỹ Công an
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2022) và hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2022, CVI Pharma đã đồng hành cùng Bộ Công An, gửi tới các cán bộ Công An hưu trí 2.500 phần quà bao gồm sản phẩm “Heposal - Hỗ trợ bảo vệ và phục hồi chức năng gan” và “Kiện Cốt Vương - Hỗ trợ giảm đau, khớp xương chắc khỏe”.
Trong đó, Heposal là sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng gan, chứa thảo dược quý hiếm Ưng Bất Bạc, phát triển từ đề tài nghiên cứu được cấp bằng sáng chế độc quyền của Mỹ và Đài Loan; Kiện Cốt Vương là sản phẩm hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp như hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng đau nhức khớp, hỗ trợ mạnh gân cốt, giảm nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
Có mặt tại sự kiện, bác Nguyễn Đình Lợi, nguyên Trưởng Công an phường Phú Lãm, quận Hà Đông (TP. Hà Nội) chia sẻ, nhận được sự tri ân của Đảng và Nhà nước khiến chúng tôi rất vui. Đặc biệt cảm ơn CVI Pharma đã quan tâm tới cán bộ nghỉ hưu như chúng tôi.
Là 1 trong hơn 100 cán bộ hưu trí công an Quận Hà Đông có mặt tại sự kiện, bác Trần Thị Tín vui vẻ cho rằng khi nhận được hai sản phẩm vô cùng thiết thực từ công ty, tôi và các đồng nghiệp vô cùng phấn khởi.
Bác Tín cho rằng bản thân rất tâm đắc với sản phẩm hỗ trợ bảo vệ và phục hồi chức năng gan vì sản phẩm này hỗ trợ đào thải độc tố cơ thể vô tình hấp thụ phải, đây là điều mà tuổi già như bác rất cần.
Chuỗi hoạt động tri ân cán bộ Công an hưu trí nhân dịp 19/8 của CVI Pharma là 1 phần trong chiến dịch “Chăm sóc sức khoẻ xương khớp người Việt” khởi động từ đầu tháng 7/2022.
Trước đó, thông qua chương trình của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Tuyên giáo và Báo Đảng Cộng sản, CVI Pharma đã dành tặng 20.000 phần quà chăm sóc sức khoẻ xương khớp từ thảo dược Kiện Cốt Vương trị giá gần 40 tỷ đồng cho các Mẹ VNAH, thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Theo CVI Pharma, trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục tham gia nhiều hành trình trải nghiệm và đồng hành quý giá này vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân, cũng như sứ mệnh bảo tồn, phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm của quốc gia.