Cẩn trọng với bệnh lý về tai mũi họng
Đây là thời điểm gây ra không ít các bệnh lý tai mũi họng đặc biệt là viêm amidan. Tình trạng viêm amidan dễ tái phát thành mãn tính hay dẫn tới các biến chứng.
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào mùa đông khi trời trở lạnh,nhiệt độ dần xuống thấp. Đây là thời điểm gây ra không ít các bệnh lý tai mũi họng đặc biệt là viêm amidan. |
Theo PGS-TS.Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiện là Giám đốc Bệnh viện An Việt, mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu cần cẩn trọng với viêm amidan.
Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến cho sức đề kháng của chúng ta cũng bị suy giảm, càng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển mạnh gây bệnh. Nhất là đối với những người đã từng mắc viêm amidan rất dễ bị tái phát lại trong thời điểm này.
Mặt khác khi thời tiết lạnh, mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường. Nhiều gia đình còn đóng kín cửa để tránh gió lạnh xâm nhập khiến không khí không được lưu thông, ngẫu nhiên tạo ra môi trường thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại dễ dàng gây bệnh cho các thành viên trong nhà.
Những người bị viêm amidan thường có những triệu chứng như: Sáng ngủ dậy cổ họng khô rát, nuốt nước bọt thấy vướng; hơi thở có mùi hôi, khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ; Ho khan hoặc ho có đờ; sốt cao trên 39 độ, kèm đau đầu, mệt mỏi.
Theo PGS-TS.Nguyễn Thị Hoài An, viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng trong một số trường hợp mãn tính hay có những biến chứng nguy hiểm sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Những trường hợp cắt amidan sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám.
Hiện cắt amidan có nhiều phương pháp tiên tiến trong đó có cắt phương pháp Plasma với nhiều ưu điểm thường được chỉ định cho bệnh nhân.
Cắt Amidan bằng dao Plasma được sử dụng nhiệt độ rất thấp để hạn chế tối đa tác động nhiệt lên các cấu trúc sống của bệnh nhân. Dao mổ Plasma vừa tạo ra vết cắt đẹp vừa có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
Lưỡi dao được cách ly, nhiệt khuếch tán đều nên giúp giảm thiểu tối đa những xâm lấn. Ít đau đớn, giảm lượng máu chảy, thời gian phẫu thuật ngắn, hiệu quả phẫu thuật cao.
Theo PGS.Hoài An bệnh nhân có thể ra viện trong ngày khi thực hiện phương pháp cắt amidan bằng plasma, thời gian phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
Để nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi cắt amidan, PGS-TS.Nguyễn Thị Hoài An lưu ý những người bệnh cắt amidan cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên nói chuyện ngay, vì nói chuyện sẽ khiến cho vết thương bị ảnh hưởng từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân có thể bắt đầu tập nói dần.
Bên cạnh đó, người nhà cần vệ sinh sạch sẽ miệng để tránh gây nên bệnh viêm họng sau khi cắt viêm amidan vì vi khuẩn có thể tấn công gây nhiễm trùng vùng họng bất kỳ lúc nào.
Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm như (khoai tây luộc, khoai lang, cà rốt luộc), cháo, súp, bún, phở, không ăn thức ăn quá cay, nóng, lạnh hay thức ăn nhiều dầu mỡ, nước chứa cồn, ga, chất gây nghiện như cà phê.
Các thức ăn khác như nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây rất tốt cho người vừa phẫu thuật amidan.
Kiểm soát nguy cơ mất an toàn thực phẩm Tết
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, 10 tháng năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các lực lượng chức năng phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm, trong đó có 6.578 cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt hơn 14 tỷ đồng.
Theo đại diện Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, 11 tháng năm 2023, ngành đã kiểm tra và phát hiện hơn 700 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, thu giữ nhiều tấn hàng hóa, cá biệt là vụ thu giữ 53 tấn thịt hết hạn sử dụng.
Lực lượng quản lý thị trường đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét xử lý hình sự 5 vụ việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về an toàn thực phẩm.
Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm sức khỏe nhân dân, thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục duy trì, nhân rộng những mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm
Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, trang bị kỹ năng nhận biết thực phẩm an toàn cho người dân; tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống…
Ở cơ sở, các địa phương cũng triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với đặc thù của địa phương. Chẳng hạn, trên địa bàn huyện Mê Linh, hiện có khoảng 15 kho chứa thực phẩm đông lạnh thường xuyên hoạt động.
Huyện Mỹ Đức có lễ hội chùa Hương thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, sử dụng nhiều dịch vụ suốt 3 tháng mùa xuân, nên lực lượng chức năng của huyện chú trọng tập huấn về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh.
Với các huyện vùng ngoại thành có nhiều làng nghề sản xuất, chế biến thực phẩm, đại diện các địa phương kiến nghị thành phố hỗ trợ trong công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Để tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm Tết 2024, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu, các sở, ngành chức năng, các địa phương tập trung cao độ, hành động quyết liệt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch 2024, Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Giáp Thìn. Thời gian thực hiện cao điểm trong 90 ngày, từ ngày 15/12/2023 đến hết ngày 15/3/2024.
Phó chủ tịch UBND thành phố giao Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm từ thành phố đến cơ sở rà soát lại thành viên, phân công nhiệm vụ và yêu cầu tất cả thành viên vào cuộc với trách nhiệm cao nhất.
Ngoài ra, các ngành, địa phương xác định rõ địa bàn trọng điểm cần tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
Nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, lực lượng chức năng cần công khai thông tin, nguyên nhân, kết quả xử lý để người dân nắm rõ, chủ động không sử dụng sản phẩm không bảo đảm an toàn.