Hà Nội đã ghi nhận biến chủng BA.5 tại cộng đồng
Theo thông báo của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron BA.5 tại cộng đồng.
Theo thông báo của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron BA.5 tại cộng đồng. |
Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội tăng cường giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giám sát ca bệnh, virus theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
CDC Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố triển khai hoạt động giám sát trọng điểm Covid-19.
Sở Y tế cũng yêu cầu CDC hướng dẫn chuyên môn cho các quận, huyện, thị xã thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu đối với các trường hợp có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2;
Tiếp nhận, lựa chọn giám sát giải trình tự gene; phối hợp gửi tới các đơn vị có năng lực thực hiện xét nghiệm giải trình tự gene theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế các địa phương cần phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai giám sát, thu thập mẫu bệnh phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2 gửi về CDC Hà Nội để tiến hành xét nghiệm để giải trình tự gene.
Các bệnh viện trực thuộc Sở được yêu cầu phối hợp với CDC thành phố, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã triển khai giám sát tình hình dịch Covid-19 và các biến chủng của SARS-CoV-2.
Đồng thời, các bệnh viện cần rà soát, sẵn sàng các điều kiện thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là các bệnh nhân thuộc tầng 2, tầng 3, Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.
Trước đó, TP.HCM ghi nhận trường hợp đầu tiên tại thành phố nhiễm biến chủng BA.5 của Omicron là bé gái 11 tuổi ngụ huyện Củ Chi.
Các chuyên gia cho rằng triệu chứng nhiễm biến chủng phụ BA.5 đa số vẫn giống các chủng Omicron trước đây, gồm nhức đầu, mệt mỏi, sốt, sổ mũi, đau họng. Omicron thường gây các triệu chứng ở đường hô hấp trên như mũi và họng, ít tấn công vào phổi hơn chủng Delta.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của vắc-xin Covid-19 giảm dần theo thời gian, khoảng 6 tháng sau khi tiêm.
Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Mỹ đã khuyến cáo tiêm mũi 3, 4 để phòng chống dịch. Nhiều nước đã tiêm mũi 3, 4 cho người lớn và trẻ vị thành niên.
Đã có hơn 4 triệu người được tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 4
Theo Bộ Y tế, hiện nhóm từ 18 tuổi trở lên đã có 46.158.580 mũi tiêm (68,8%) nhắc lại lần 1 (mũi 3). Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 thấp là Hải Phòng (43,1%); Quảng Nam (45,4%); Đồng Nai (43,7%); Cà Mau (42,9%); Hậu Giang (35,1%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 cao: Thanh Hóa (93,8%); Bắc Giang (95,8%); Nghệ An (95,0%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 4.851.371 mũi tiêm (34,0%), trong ngày 6/7 có 27 tỉnh triển khai với 60.628 người được tiêm.
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Hà Nội (15,8%); Bắc Cạn (3,2%); Nghệ An (9,8%); Lai Châu (14,5%); Đồng Tháp (8,8%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Quảng Ninh (77,1%); BR-VT (83,9%); Cà Mau (79,1%);
Nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.653.309 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 98,7%; Tiêm nhắc: 999.345 trẻ (11,4%).
Tỉnh tiêm mũi nhắc thấp dưới 5% gồm: Miền Bắc (14 tỉnh): Hà Nội; Nam Định; Hà Nam; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang; Cao Bằng; Yên Bái; Điện Biên.
Miền Trung (2 tỉnh): Quảng Nam; Bình Thuận. Miền Nam (9 tỉnh): Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Vĩnh Long; Đồng Tháp; Bình Phước; Kiên Giang; Hậu Giang.
Theo Bộ Y tế, địa phương có kết quả tiêm nhắc tốt là Ninh Bình (47,9%); Thanh Hóa (47,3%); Tây Ninh (47,0%).