Chiều qua 10/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã ra phán quyết đối với vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam. Hội đồng xét xử đã bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng các đề nghị kháng cáo của hai bên nguyên đơn và bị đơn, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Ngay khi kết thúc phiên xử, CEO Grab Việt Nam, bà Nguyễn Thái Hải Vân chia sẻ: "Đây là thông tin không tích cực đối với doanh nghiệp công nghệ sáng tạo ở Việt Nam. Chúng tôi đã bám sát, tuân thủ Đề án 24 (Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, - gọi là Đề án 24) từ những ngày đầu thực hiện và Đề án đã được Chính phủ gia hạn thêm 2 năm thực hiện".
CEO Grab Việt Nam, bà Nguyễn Thái Hải Vân chia sẻ: "Chúng tôi đã bám sát, tuân thủ Đề án 24 từ những ngày đầu thực hiện và Đề án đã được Chính phủ gia hạn thêm 2 năm thực hiện". |
Song, nữ CEO của Grab khẳng định, phán quyết này không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Grab tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý được hợp thức hoá từ Nghị định số 10/2020/NĐ – CP (bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4/2020, thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Quyết định 24), có hiệu lực từ ngày 1/4/2020, Grab hy vọng chính thức mở rộng phạm vi đề án thí điểm tại Việt Nam.
Viện Kiểm sát: Grab hoạt động hợp pháp, không liên quan thua lỗ của Vinasun
Trước đó, kết thúc phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đưa ra quan điểm về vụ án. Theo đó, cơ quan công tố xét thấy Grab kinh doanh do đơn vị có thẩm quyền cấp phép, là loại hình công nghệ mới được thí điểm trên 5 địa bàn. Cơ sở pháp lý để định danh Grab là Đề án 24.
"Hoạt động kinh doanh của Grab là hợp pháp. Vì vậy, việc toà cấp sơ thẩm nói Grab là đơn vị kinh doanh vận tải là sai phạm nghiêm trọng, không có cơ sở", Viện Kiểm sát nhấn mạnh. Viện Kiểm sát còn cho rằng, sự sụt giảm doanh thu của Vinasun đến từ nhiều yếu tố, như hoạt động quản trị, điều hành, chất lượng dịch vụ, công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng… Từ đó, không có căn cứ cho rằng, hoạt động của Grab và sự thua lỗ của Vinasun có mối quan hệ nhân quả.
Từ những lập luận trên, đại diện cơ quan công tố nhận thấy việc toà sơ thẩm tuyên Grab phải bồi thường thiệt hại 4,8 tỷ đồng cho Vinasun vì xe của Vinasun nằm bãi là không có cơ sở. Viện đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Vinasun, chấp nhận yêu cầu của Grab và kháng nghị của Viện kiểm sát.
Tại phiên toà phúc thẩm xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đưa ra đánh giá vụ kiện, kết luận Grab không vi phạm pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của Grab, huỷ kháng cáo của Vinasun |
Tại phiên toà phúc thẩm xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đưa ra đánh giá vụ kiện, kết luận Grab không vi phạm pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của Grab, hủy kháng cáo của Vinasun. Tuy nhiên, ngay sau phần giải lao, Hội đồng xét xử đã bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng các đề nghị kháng cáo của hai bên nguyên đơn và bị đơn, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Hội đồng xét xử cho rằng, tại toà phúc thẩm, nguyên đơn kháng cáo tiếp tục đòi bồi thường 42 tỷ đồng ngoài hợp đồng nhưng không đưa ra được chứng cứ mới. Trong khi đó, toà cũng xác định phía bị đơn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của Vinasun. Tòa cấp phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát, bác kháng cáo của cả Grab và Vinasun, giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên Grab bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng.
Không chấp nhận bản án này, Grab kháng cáo toàn bộ bản án. Vinasun cũng kháng cáo, yêu cầu tòa phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM cũng kháng nghị không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.