GoJek được thành lập năm 2010, ban đầu tập trung vào các dịch vụ chuyển phát nhanh và gọi xe, trước khi ra mắt ứng dụng điện thoại vào đầu năm 2015 tại Indonesia.
Trong thông cáo báo chí đơn vị này gửi đi, họ giới thiệu GoJek là “nền tảng dịch vụ và thanh toán theo yêu cầu di động hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.
Hiện doanh nghiệp này cung cấp 20 dịch vụ xoay quanh 3 nền tảng mà ông Phùng Tuấn Đức gọi là “tam giác vàng” gồm di chuyển, giao vận và thanh toán.
“Thanh toán là mảng còn lại trong hệ sinh thái mà GoJek tại Việt Nam đang muốn và chắc chắn sẽ phát triển trong giai đoạn tới khi chúng tôi đã làm khá tốt mảng di chuyển và giao vận”, ông Đức nói và lý giải về sự thay đổi trong các quy định quản lý “xe công nghệ” trở thành lý do chính khiến vì sao đơn vị này chưa cung cấp dịch vụ gọi xe 4 bánh khi các đối thủ khác như Grab, Be đều có.
Logo GoJek Việt Nam có màu xanh lá cây trên mũ bảo hiểm, áo khoác và tay áo khoác màu đen, ngực trái áo khoác có logo màu trắng, ngực phải có hình quốc kỳ Việt Nam (Ảnh: GoJek Việt Nam). |
GoJek sẽ cạnh tranh như thế nào với Grab để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam?
“Chúng tôi sẽ phát triển nền tảng GoJek để tài xế làm nhiều việc khác hay kinh doanh chứ không chỉ là chạy xe ôm hay giao hàng”, ông Đức nói và cho biết, điều khác biệt lớn nhất là nền tảng và công nghệ GoViet có được khi hợp nhất với Gojek.
Nghĩa là, họ có triển khai bất kỳ dịch vụ, sản phẩm của GoJek về Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
Nhiều công ty đang có trên thị trường Việt Nam chọn cách phát triển ồ ạt nên không thể đạt được thành công như GoJek đã có trong 2 năm qua, xoay quanh chiếc xe 2 bánh, mang lại thu nhập tốt cho tài xế và đánh vào nhu cầu sát sườn của người Việt”
Người đứng đầu GoJek Việt Nam cho rằng, quyết định không phát triển sản phẩm nào cũng quan trọng không kém việc chọn sản phẩm nào để phát triển.
Tại Indonesia, các tài xế không xế không chỉ nhận và hoàn thành đơn hàng khách đặt mà còn làm được nhiều việc hơn như dùng luôn tài khoản mình để thanh toán khi mua hàng tại cửa hàng tiện lợi Alfa Mart, phân phối các sản phẩm đến nhà hàng.
Và trên nền tảng này, phía các nhà hàng không chỉ nhìn thấy các đơn hàng đang đến và có thời chuẩn bị mà có thể tự thay đổi các món ăn trong menu hàng ngày, tăng giảm giá, tự đóng/mở nhà hàng, đặt các nguyên vật liệu cho nhà hàng và phía tài xế trong hệ sinh thái của GoJek sẽ trở thành người giao. Các tính năng này dự kiến sẽ được triển khai tại thị trường Việt Nam.
“Sắp tới sẽ có sự thay đổi về giao diện, tính năng của nền tảng bởi giá trị cốt lõi của chúng tôi là tập trung vào trải nghiệm chứ không tập trung đốt tiền để thu hút khách hàng”, Tổng giám đốc GoJek Việt Nam nói và cho rằng, cuộc cạnh tranh giữa các “siêu ứng dụng” mà không phải là “cuộc chơi đốt tiền”, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thế giới bất ổn trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.