1.
Thị trường Việt Nam rất sôi động, thay đổi không ngừng và luôn luôn thú vị. Bất cứ ai đang kinh doanh tại đây đều có cảm nhận như vậy. CEO Starbucks Patricia Marques cũng không ngoại lệ. Đã sinh sống ở nhiều nơi, đi qua nhiều thị trường khác nhau, cách mà vị CEO này quan sát sự vận động của thị trường Việt Nam đơn giản nhưng rất tỉ mỉ, với những cảm nhận chậm rãi như cách bà thưởng thức ly cà phê vậy.
5 năm qua, bà Patricia Marques sống ở một ngôi nhà Việt điển hình tại quận 1- TP.HCM. Nơi tầng trệt có một cửa hàng bán lẻ, bà sống trên tầng thượng để được tận hưởng nhiều hơn hoạt động tại khu phố đó.
Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam |
“Tôi luôn luôn ngạc nhiên bởi những người phụ nữ Việt Nam, họ làm việc chăm chỉ, đáng tin cậy và không ngừng phấn đấu. Kể từ khi đến đây, tôi nhận thấy khoảng 5h– 7h sáng mỗi ngày có một phụ nữ đi kèm với chiếc xe ba bánh, cô ấy thu thập tất cả các vật liệu tái chế còn lại trước cửa mỗi cửa hàng như nhựa, giấy, bìa các tông và bất kỳ vật dụng gì khác một cách rất có phương pháp lên xe ba bánh của mình”, Patricia Marques hồ hởi kể về ấn tượng tại nơi bà đang sống. Ở góc độ là nhà kinh doanh, bà rất ấn tượng bởi quy mô giá trị thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Điều đó cho thấy tinh thần doanh nhân đang rất thịnh hành.
Khi Starbucks đặt chân đến Việt Nam năm 2013, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Starbucks có thể mang văn hóa uống cà phê phong cách Mỹ đến Việt Nam? Starbucks không phải là “văn hóa cà phê Mỹ”, Starbucks là tất cả những điều tuyệt vời về cà phê đến từ châu Âu, bà khẳng định.
Đặc biệt, doanh số của các quán cà phê lớn mở tại Việt Nam sau khi Starbucks đến ngày càng tăng trưởng. Điều này có nghĩa Starbucks đã thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương để có những trải nghiệm cà phê của Việt Nam. Họ đều là những người chiến thắng trên thị trường. Khách hàng ngày nay họ có rất nhiều những nơi tuyệt vời để thưởng thức một tách cà phê, tại bất kỳ một thương hiệu cà phê nào trên thế giới.
Các chân trời đã được mở rộng. Từ một cửa hàng đầu tiên ở quận 1 trung tâm TP.HCM, Starbucks đã có 19 cửa hàng (gồm cả Hà Nội). Các khách hàng luôn cần thêm những cửa hàng mới, họ nóng lòng muốn Starbucks mở rộng thật nhanh nhưng điều đó là không thể vì mở một cửa hàng nếu nhanh cũng phải mất ba tháng. “Tôi thực sự nghĩ rằng Việt Nam đã chờ đợi Starbucks từ lâu, qua phim ảnh, truyền hình nên khi chúng tôi vào họ đón nhận và kỳ vọng rất nhiều.90% khách hàng của chúng tôi là người Việt. Trách nhiệm của chúng tôi là tiếp tục đưa những ly cà phê tốt nhất từ bàn tay đam mê của các chuyên gia pha chế tới khách hàng”, Patricia Marques cho biết.
Lần đầu tiên thử uống cốc cà phê bản địa Việt Nam, Patricia cảm thấy nhiều vị khác nhau nhưng lại rất thích nó. Tại Starbucks, các sản phẩm cốt lõi của thương hiệu luôn được chú trọng, nhưng sẽ có một vài đồ uống được lấy cảm hứng từ thị trường châu Á để phù hợp với thị hiếu khách hàng bản địa.
“Chúng tôi nói chuyện với khách hàng, chúng tôi có các kết nối tốt và chúng tôi lắng nghe, tôi không cần phải đoán . Tôi có thể yêu cầu họ và họ sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm của họ”, Patricia Marques chia sẻ.
2.
Năm 2004, Patricia Marques bắt đầu trở lại Bắc California (Mỹ) để bắt đầu sự nghiệp của mình tại Starbucks với vị trí là nhân viên bán thời gian.
Khi đó, bà đang làm quản lý cho một nhà hàng ở một thành phố nhỏ, nơi có một cửa hàng Starbucks mới mở. Bà đã cố gắng bán các cốc cà phê của mình cho khách hàng sau mỗi bữa tối nhưng hầu hết họ đều từ chối. Họ đều nói rằng cà phê từ cửa hàng Starbucks ngay kế bên mới là cà phê thực sự.
Sự tò mò đã đẩy bà đến Starbucks để tìm hiểu lý do tại sao khách hàng của mình lại không ở lại sau bữa tối để dùng ly cà phê mà họ lại đến cửa hàng mới này. Bà đến Starbucks vì muốn biết sự thật và phải tìm ra bí mật của họ là gì, nhưng bà lại nhận được một công việc ở đây, học về cà phê, con người, dịch vụ… “Tôi không ngờ mình cũng trở thành người yêu thích Starbucks từ giây phút bắt đầu làm nhân viên. Sự vui vẻ, náo nhiệt, thân thiện và tôi luôn cảm thấy khách hàng được tận hưởng hạnh phúc khi đến Starbucks. Bắt đầu như một sự tò mò và kết thúc như một niềm đam mê của mình”, bà bày tỏ.
Năm 2013, Patricia Marques được chọn đến khai phá thị trường tiềm năng Việt Nam. Đối với bà đó là một sự may mắn đáng kinh ngạc khi bà được dẫn đầu một thương hiệu mà bà yêu thích và ngưỡng mộ trong một đất nước mà bà cũng yêu thích. “Tôi chỉ nghĩ về những điều thú vị chứ không hề nghĩ đến thách thức. Vì hàng ngày chúng tôi đều phải đối mặt với thách thức, tại tất cả các công ty và ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi nghĩ sự khác biệt sẽ đến nếu bạn đang ở đúng vị trí của nó. Tôi là người như vậy”, bà chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em ở Peru. Bà ngoại bà pha cà phê uống mỗi ngày. Dù chưa đủ tuổi để thưởng thức những ly cà phê đó nhưng được ngửi mùi đó mỗi ngày đã khiến bà đam mê. Đến tuổi trưởng thành bà thường ngồi uống với bạn bè, với mọi người và cà phê trở thành phương tiện gắn kết mọi người với nhau.
Học kinh doanh ở Argentina nhưng văn hoá kinh doanh của Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến bà. Với bà, trên thế giới, nước Mỹ luôn dẫn đầu về âm nhạc, thực phẩm, thời trang. “Tôi lớn lên chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Tôi biết thương hiệu thức ăn nhanh đã trở thành quốc tế và bạn có thể tìm thấy chúng ở khắp nơi trên thế giới. Tôi không phải là một người tiêu dùng chuộng thức ăn nhanh nhưng tôi thấy cách mọi người sử dụng các thương hiệu đó và các thế hệ đã trưởng thành quen nối tiếp nhau thưởng thức chúng”, bà nói.
Điều đó giải thích vì sao, Starbucks không chỉ dựa trên cái mác "Mỹ" để thành công trên nhiều quốc gia mà người dân ở đó không quá sính ngoại. Thật khó để tìm thấy một đất nước mà không phải là một phần của toàn cầu hóa, do đó các nước không có thương hiệu nước ngoài dường như là một điều của quá khứ. Việt Nam giờ đã trở thành một thị trườngđể các thương hiệu quốc tế muốn hiện diện. Starbucks thành công ở Việt Nam vì đã nhanh chóng trở thành một phần của khu phố nơi các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, cư dân sinh sống đông đúc.
3.
Trước khi đến với Starbucks, Patricia Marquestừng đảm nhận vai trò quản lý chiến lược kinh doanh cho các tập đoàn thực phẩm như Saks Fifth Avenue, Panera Bread… Đó là những trải nghiệm tuyệt vời cho bà cơ hội gặp những người tài năng kinh doanh đáng kinh ngạc. Sau nhiều năm trong vài trò quản lý cấp cao, bà nhận ra rằng, bài học kinh doanh quan trọng nhất là tính nhất quán.
Tại Starbucks, ai cũng phải sẵn sàng cống hiến vì tất cả bộ phận của công ty luôn phải bỏ ra rất nhiều công sức để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sẽ có lúc có sự cố xảy ra, gây nhiều khó khăn nhưng sẽ phải để lo lắng sang một bên để hành động.
Do đó, đối với bà, giá trị của sự tin cậy rất quan trọng, tin công ty bạn đang làm việc cho họ và những người bạn làm cùng. Cuối cùng là phải làm việc chăm chỉ. Đó là những bài học lớn nhất của vị CEO yêu thương hiệu Mỹ này.
Tôi nghĩ rằng bạn đã nhận xét đúng. Chúng ta phải khách quan nhận ra rằng có rất nhiều nước sản xuất cà phê trên thế giới, và bạn cần đến đâu để tìm thấy chúng. Ví dụ, bạn không tìm thấy Costa Rica hoặc cà phê Mexico trong các siêu thị ở châu Phi, bạn chủ yếu tìm thấy cà phê từ châu Phi. Tôi biết rằng một vài thương hiệu cà phê Việt Nam hiện có phân phối sản phẩm trên khắp châu Á.
Tại sao đến thời điểm này Starbucks lại dừng bán sản phẩm Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt trong chuỗi của mình?
Bởi vì nó đã được bán hết rất nhanh. Cà phê là một sản phẩm nông nghiệp, chỉ có sau khi vụ mùa, một khi nó đã hết thì chúng tôi phải chờ cho vụ mùa tiếp theo. Trong trường hợp của Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt nó không phải là sản phẩm pha trộn từ nhiều vùng, nó là 100 % cà phê xuất xứ từ vùng Cầu Đất, Đà Lạt, vì vậy chúng tôi phải chờ đến khi vụ mùa có hạt cà phê đạt chất lượng của Starbucks. Hy vọng sẽ sớm thấy lại cà phê từ Việt Nam có mặt tại Starbucks!
(Bài viết được đăng trên Đặc san song ngữ Việt - Anh “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội kinh doanh rộng mở" (Vietnam-US relations: Flourishing business opportunities) do Báo Đầu tư sản xuất, phát hành tháng 5/2016.