Thông tin doanh nghiệp
Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành công nghệ thông tin - viễn thông
Như Loan - 14/05/2024 07:42
Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới, sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2024, Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Most Innovative Enterprises (Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả - VIE 10).

Đây là những doanh nghiệp có tiềm năng và hiệu quả kinh doanh tốt nhờ tăng cường áp dụng và đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, cách tân.

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và tôn vinh tầm quan trọng của đổi mới, sáng tạo, cách tân trong phát triển đất nước và doanh nghiệp.

Danh sách VIE 10 ngành Công nghệ Thông tin – Viễn thông và phương pháp nghiên cứu được đăng tải trên Cổng thông tin của chương trình https://vie10.vn

Danh sách 1: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Viễn thông – CNTT
Danh sách 2: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Cung cấp giải pháp CNTT và Chuyển đổi số
Danh sách 3: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Fintech
Danh sách 4: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Cung cấp giải pháp và sản phẩm hỗ trợ giáo dục, Y tế, Bất động sản, Bán lẻ, Du lịch
Danh sách 5: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Cung cấp giải pháp công nghệ thông minh
Danh sách 6: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo ngành CNTT – Viễn thông 2024 - Nhóm Cung cấp giải pháp, phần mềm quản trị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp điển hình ngành CNTT – Viễn thông

 Trong năm 2023, doanh thu toàn ngành đạt khoảng 3.744 nghìn tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022. Nộp ngân sách Nhà nước đạt khoảng 99.323 tỷ đồng, tăng 1,31% so với năm 2022.

Năm 2023 ngành CNTT-VT thực hiện công cuộc chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu, rộng trên phạm vi toàn quốc, không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số toàn dân, toàn diện đã đạt được những kết quả tích cực.

Đánh giá về triển vọng ngành công nghiệp CNTT năm 2024, theo dự báo của Gartner, chi tiêu cho lĩnh vực CNTT trong 2024 sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5,1 nghìn tỷ USD. Sự tăng lên này đến từ kỳ vọng đầu tư vào Cloud, bảo mật thông tin, AI và tự động hoá. Lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT được cho là sẽ tăng trưởng lần lượt 13.8% và 10.4%.

Trong dài hạn, chi tiêu cho lĩnh vực CNTT sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào sự phát triển nhanh của công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải mạnh tay đầu tư để cạnh tranh, thích nghi với xu thế tất yếu; Thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi, phụ thuộc vào các sản phẩm CNTT; Chính phủ các nước ưu tiên phát triển công nghệ để bắt kịp sự thay đổi của thế giới.

Sáng tạo và cách tân: Không gian mới cho sự phát triển của doanh nghiệp CNTT-VT tương lai

Từ các doanh nghiệp mới thành lập cho đến các doanh nghiệp lâu đời, tất cả các doanh nghiệp công nghệ đều có chung mục tiêu hướng tới là củng cố vị thế vững chắc trên thị trường thông qua những đổi mới sáng tạo đột phá. Trước tình hình các công nghệ mới được áp dụng trên khắp thế giới, một điều đã trở nên ngày càng quan trọng là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này phải hiểu rõ tính phức tạp và ảnh hưởng đối với quá trình chuyển đổi kinh doanh của việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới này.

Trong khảo sát về đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp CNTT-VT trong VIE10 cho thấy trên 85,7% doanh nghiệp quyết định tăng ngân sách dành cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo cách tân lên gần 30% so với năm trước. Trên 86% công ty mong muốn có những bước chuyển rõ rệt như chuyển đổi hệ thống hoặc tạo ra sản phẩm mới. Và 58.2% doanh nghiệp CNTT-VT trong VIE10 cho biết trở ngại lớn nhất đối với hoạt động cách tân, đổi mới là thiếu đội ngũ nhân sự giỏi có trình độ.

Những doanh nghiệp hàng đầu trong Danh sách VIE10 Ngành CNTT-VT như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tập đoàn FPT, Tổng công ty Mobifone… tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...).

Bên cạnh các tên tuổi lớn đã thành danh trong ngành, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đã và đang phát triển tương đối năng động và hiệu quả với sự tham gia tích cực của các chủ thể trong hệ sinh thái. Một số doanh nghiệp công nghệ điển hình với các thành tựu và sản phẩm mang tinh thần sáng tạo, cách tân có thể kể đến như Elsa, Sapo, MeeyLand…

Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã dần hình thành, cùng với đó, các hỗ trợ ngày càng liên kết khăng khít, tương tác và hỗ trợ nhau, từng bước khẳng định vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp dưới hình thức nâng cấp các công cụ đã có trong ngân sách đầu tư cho CNTT của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dịch vụ & phần mềm CNTT toàn cầu tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Chi tiêu cho Data center để duy trì các Data center tại chỗ (on-premise) và chi tiêu mới tiếp tục chuyển sang các đám mây (cloud) sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Đổi mới Sáng tạo và Cách tân không bao giờ kết thúc và những xu hướng đột phá đã xác định trong năm 2023 sẽ tiếp tục định hình thế giới xung quanh chúng ta. Chẳng hạn, Trí tuệ nhân tạo (AI) đã xóa mờ ranh giới giữa thực tế và ảo và không có dấu hiệu nào cho thấy AI sẽ chậm lại. Ngoài ra, Internet sẽ tiếp tục phát triển và cung cấp các tính năng mới trong năm nay và hơn thế nữa. Một số xu hướng phát triển chính của ngành CNTT-VT từ nghiên cứu của Viet Research bao gồm: Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo; Tập trung vào công nghệ bền vững; Mở rộng triển khai 5G; Điện toán biên; Internet vạn vật và Dữ liệu lớn

Nhìn chung, đổi mới sáng tạo và cách tân sẽ tiếp tục xác định lại bối cảnh công nghệ vào năm 2024. Các xu hướng của những năm trước, như tích hợp trí tuệ nhân tạo, nhấn mạnh vào công nghệ bền vững, tập trung vào khả năng phục hồi không gian mạng và sự trỗi dậy của điện toán lượng tử, sẽ vẫn có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Sức mạnh tổng hợp của những tiến bộ này hứa hẹn một tương lai hiệu quả, bền vững và an toàn hơn.

Lễ Công bố và Vinh danh các doanh nghiệp trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành Công nghệ Thông tin – Viễn thông sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 với chủ đề Cách tân để Phát triển tại Khách sạn Pullman, Hà Nội vào ngày 24 tháng 06 năm 2024 và được đăng tải tại cổng thông tin của Chương trình https://vie10.vn/ và trên các kênh truyền thông đại chúng.

Tin liên quan
Tin khác