Từ năm 2017, TMV đã quyết định chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc với mẫu xe Fortuner từ Indonesia thay vì lắp ráp tại Việt Nam như trước đó.
Như vậy hiện tại, TMV chỉ còn lắp ráp các mẫu xe là Corolla Altis, Innova, Vios và Camry tại Việt Nam.
TMV đã kinh doanh ô tô ở Việt Nam 20 năm. “Hiện, TMV có 29 nhà cung ứng và hơn 300 linh kiện mua trong nước, tuy nhiên với quy mô thị trường và số lượng mẫu xe hiện tại, chi phí sản xuất các mặt hàng nội địa mới sẽ làm đội chi phí sản xuất của chúng tôi”, ông Toru Kinoshita nói và cho biết thêm, để giải quyết khó khăn này, TMV đã phải thu hẹp các model xe đang sản xuất tại Việt Nam, từ 5 model xuống hiện chỉ còn 4 model và sẽ cân nhắc có thể chỉ còn lắp ráp từ 2-3 model tại Việt Nam.
Việc giảm số model được lắp ráp tại Việt Nam cũng được TMV lý giải là để tập trung tăng sản lượng cho các model còn lại được lắp ráp, giúp giảm chi phí.
Hiện sản lượng của TMV là khoảng 50.000 xe/năm. “Nếu TMV có thể giữ được mức sản lượng này thì sẽ duy trì sản xuất tại Việt Nam”, ông Toru Kinoshita nói.
Năm 2015, thị trường ô tô Việt Nam vào khoảng 250.000 xe các loại, bằng 1/5 quy mô của thị trường Thái Lan hay 1/6 quy mô thị trường Indonesia. Với thị trường nhỏ nhưng lại hiện diện quá nhiều model xe nên sản lượng của mỗi mẫu cũng rất nhỏ. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất một mẫu xe ở Việt Nam có thể cao hơn 20% so với chi phí sản xuất mẫu xe tương tự tại Thái Lan hay Indonesia.
Mục tiêu hiện được TMV đặt ra là cắt giảm chi phí để tồn tại và duy trì sản xuất. Điều này thể hiện qua các hoạt động tối ưu hoá hiệu suất của nhà máy hiện hành với công suất 50.000 xe/năm.
Cạnh đó TMV sẽ tăng sản lượng của vài mẫu xe CKD chủ lực bằng việc tập trung sản xuất các mẫu xe có nhu cầu cao và việc cắt giảm các chi phí là khả thi. Các mẫu xe có sản lượng nhỏ hơn, khó giảm chi phí sẽ chuyển sang nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Doanh nghiệp này cũng kiến nghị, giảm thuế nhập khẩu linh kiện về 0% bởi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng sẽ giảm về 0% từ năm 2018, bên cạnh việc hỗ trợ duy trì sản xuất và nội địa hoá linh kiện bằng các chính sách rõ rang và khả thi như hỗ trợ 10% chi phí sản xuất CKD trong 10 năm hay hỗ trợ đầu tư khuôn dập, đồ gá để sản xuất linh kiện.
Kết quả bán hàng năm 2016 của Toyota Việt Nam:
Mẫu xe | Doanh số bán hàng năm 2016 |
Lắp ráp trong nước
| 17.561 5.217 4.674 11.344 11.585 |
Nhập khẩu nguyên chiếc
| 2.575 396 2.202 469 1.011 |