Thông tin trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp lần thứ 23, HĐND TP.HCM khóa IX.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết ông có niềm tin kinh tế TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình chữ V chứ không phát triển theo chữ L hoặc chữ U hay chữ W ít khó có khả năng xảy ra. |
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, sau gói hỗ trợ lần đầu tiên, TP.HCM đang dự kiến chuẩn bị hơn 4.000 tỷ đồng triển khai gói hỗ trợ tín dụng lãi suất 0%. Đối tượng được hỗ trợ sẽ là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải, dệt may, giày da, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm.
Do đó, ông Nguyễn Thành Phong cho biết ông có niềm tin kinh tế TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình chữ V chứ không phát triển theo chữ L hoặc chữ U hay chữ W ít khó có khả năng xảy ra.
Song song với việc hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, TP.HCM cũng xác định phải quyết liệt trong công tác cải thiện môi trường đầu tư. Theo ông Phong, vốn đầu tư công thời gian qua đang được đẩy mạnh để kích thích tổng cầu nhưng chỉ chiếm hơn 13% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Do đó, Thành phố phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để tận dụng được hơn 90% vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài.
Chủ tịch TP.HCM dẫn số liệu cho biết từ đầu năm đến nay TP.HCM cấp phép cho khoảng 1.300 dự án FDI nhưng quy mô bình quân mỗi dự án chỉ đạt 540.000 USD. Theo ông, đây là con số quá nhỏ.
Ông Phong thừa nhận việc cải thiện môi trường đầu tư của TP.HCM chưa đủ mạnh, đột phá, còn những hạn chế. Trong giai đoạn 2016-2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP.HCM vẫn tăng nhưng không nhiều. Khi các địa phương có sự tăng điểm mạnh mẽ, TP.HCM bị tụt từ hạng 6 xuống 14 sau 4 năm.
Trong bối cảnh dòng vốn dịch chuyển đầu tư từ các nước đang cân nhắc lựa chọn Việt Nam, việc tiếp tục nâng cao môi trường, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư là đòi hỏi cấp thiết với Thành phố. Do đó, TP.HCM xác định chọn 2021 là năm cải thiện môi trường đầu tư.
Các dự án giao thông trọng điểm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2021 |
Lãnh đạo Thành phố sẽ yêu cầu tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành. Cơ quan nào bị doanh nghiệp phản ánh, người đứng đầu cơ quan đó sẽ phải chịu trách nhiệm. UBND TP.HCM tiếp tục duy trì, phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động của tổ công tác đầu tư.
Ngoài ra, TP.HCM cũng tiếp tục tính toán chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả tài nguyên đất đai khi nông nghiệp hiện tại chỉ đóng góp 0,7% tổng giá trị sản phẩm của TP. Lãnh đạo TP.HCM đồng thời ưu tiên mời gọi nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao tham gia đầu tư và hạn chế các lĩnh vực thâm dụng lao động lớn.
TP.HCM cũng sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế năm 2021 phù hợp với điều kiện dịch bệnh. Đây là sự kiện thường niên để thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế TP.HCM nhưng năm nay chưa tổ chức được vì dịch Covid-19.
Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025 và sẽ sớm xác định chỉ tiêu cụ thể cho lĩnh vực kinh tế số trong năm tới trên tinh thần nhất quán với mục tiêu phát triển kinh tế số quốc gia.
Với ngành du lịch, xác định tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, phát triển du lịch nội địa khi chưa thể đón khách quốc tế trở lại. TP.HCM đã ký kết với với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và miền Trung với mục tiêu đẩy mạnh du lịch nội địa. “Tiềm năng du lịch nội địa còn rất lớn”, ông Phong khẳng định.
Người đứng đầu chính quyền Thành phố nhấn mạnh, việc phục hồi kinh tế đạt kết quả đáng ghi nhận. Thành phố có 40.000 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động mới. Về hoạt động thu ngân sách, Thành phố ước thu 352.000 tỷ, đạt 86,7% dự toán. Đây là kết quả đáng ghi nhận, góp phần đóng góp 25% thu ngân sách quốc gia.
Hầu hết quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm. do đó, kinh tế thành phố năm 2020 tăng 1,39% là dấu hiệu tích cực (ảnh: Trọng Tín) |
Bên cạnh đó, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 đạt tiến độ 76%. Trong đó, bàn giao mặt bằng công viên Lam Sơn rút ngắn 137 ngày so với kế hoạch. Phong trào thi đua lan tỏa ngoài phạm vi 10 nội dung phát động, có 16 công trình khánh thành như khởi công xây dựng Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP, xây mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng, khánh thành nút giao thông An Sương...
Ngoài ra, Thành phố được Trung ương chấp thuận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có đề án tổ chức chính quyền đô thị. Ngày 16/11/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép Thành phố thực hiện tổ chức bỏ HĐND quận, phường mà không cần thí điểm. Đây là kết quả kiên trì theo đuổi từ 2017 đến nay. Việc thành lập TP Thủ Đức dự kiến được Ban thường vụ Quốc hội xem xét vào 9/12. Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách đã tạo được sự đồng thuận bước đầu.
Những kết quả trên đã giúp Thành phố vượt 2 chỉ tiêu, hoàn thành 14 chỉ tiêu mà HĐND đề ra. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh vừa phục hồi kinh tế, vừa chống dịch. Tuy nhiên, do tác động của dịch, chặng đường phục hồi kinh tế sẽ còn khó khăn. Trong năm 2020 còn có các chỉ tiêu chưa đạt như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, thu ngân sách chỉ đạt 86,7% dự toán; thành lập mới doanh nghiệp chỉ đạt 40.000 khi chỉ tiêu là 40.000...
Về vấn đề ngập nước, ông Phong cho rằng để có giải pháp hiệu quả, trước hết, phải phân tích được nguyên nhân.
Việc chống ngập phải làm đồng bộ với giải pháp công trình và phi công trình mới giải quyết được vấn đề (ảnh: Trọng Tín) |
Nguyên nhân thứ ba là Thành phố hàng năm có độ lún nhất định. Thứ tư là do công tác quản lý của Thành phố. Tình trạng đô thị hóa quá nhanh, nhiều tuyến đường không có cống thoát nước, ví dụ quận 2, quận 9, nên công tác nạo vét kênh, mương còn bất cập. Thứ năm là ý thức của một bộ phận người dân còn kém.
Do đó, việc chống ngập phải làm đồng bộ với giải pháp công trình và phi công trình mới giải quyết được vấn đề.
Về vấn đề lấn chiếm vỉa hè, ông Phong cho biết Thành ủy đã có chị thị số 11, chỉ thị 12 về an toàn lòng lề đường giao thông, lấn chiếm vỉa hè, bước đầu có đạt được kết quả nhất định.
Để giải quyết được vấn đề vỉa hè là cuộc vận động cần phải có thời gian, đòi hỏi sự tham gia của hệ thống chính trị (ảnh: Trọng Tín) |
Theo ông, vấn đề vỉa hè là cuộc vận động cần phải có thời gian, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Một mình chính quyền thì dọn dẹp đến đâu lại tái lập lại tình trạng như cũ nên phải có sự vận động vai trò của từng chi bộ, khu phố, phường xã thế nào mới đạt được kết quả.
Về việc kiểm điểm, ông Phong cho rằng mỗi kỳ đều xem xét, và hầu hết các cuộc tổng kết, sơ kết an toàn giao thông, lập lại trật tự vỉa hè đều do ông chủ trì.
Về những dự án giao thông trọng điểm giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã triển khai, tập trung nguồn lực để đầu tư, đưa vào khai thác nhiều công trình trọng điểm như cầu Phú Hữu, Phạm Văn Đồng, cầu vượt ngã tư Gò Mây, cầu vượt nút giao thông đường Trường Sơn, cầu vượt thép ngã sáu Gò Vấp, mở rộng đường Phan Văn Trị, hầm chui An Sương, hầm chui Mỹ Thủy…
Phần lớn dự án giao thông là thực hiện theo phương thức BT. Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BT phải dừng thời gian khá dài và giờ thì không làm BT được nữa (ảnh: Lê Toàn) |
Tuy nhiên, do khó khăn về vốn và giải phóng mặt bằng còn chậm nên tiến độ nhiều dự án chậm, giảm hiệu quả, đội vốn.
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư giao thông hiện tập trung vào đầu tư công. Mà đầu tư công phải qua rất nhiều khâu. Nhưng phần lớn dự án giao thông là thực hiện theo phương thức BT. Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BT phải dừng thời gian khá dài và giờ thì không làm BT được nữa.
Người đứng đầu chính quyền Thành phố nhấn mạnh, việc phục hồi kinh tế đạt kết quả đáng ghi nhận. Thành phố có 40.000 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động mới. Về hoạt động thu ngân sách, Thành phố ước thu 352.000 tỷ, đạt 86,7% dự toán. Đây là kết quả đáng ghi nhận, góp phần đóng góp 25% thu ngân sách quốc gia.
"Có thể nói những kết quả trên rất đáng ghi nhận bởi năm 2020, hầu hết quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo kinh tế thế giới nhiều nước như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn đều tăng trưởng âm. Do đó, kinh tế TP 2020 tăng 1,39% là dấu hiệu tích cực", ông Phong nói.
Bên cạnh đó, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 đạt tiến độ 76%. Trong đó, bàn giao mặt bằng công viên Lam Sơn rút ngắn 137 ngày so với kế hoạch. Phong trào thi đua lan tỏa ngoài phạm vi 10 nội dung phát động, có 16 công trình khánh thành như khởi công xây dựng Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP, xây mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng, khánh thành nút giao thông An Sương...
Ngoài ra, Thành phố được Trung ương chấp thuận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có đề án tổ chức chính quyền đô thị. Ngày 16/11/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép Thành phố thực hiện tổ chức bỏ HĐND quận, phường mà không cần thí điểm. Đây là kết quả kiên trì theo đuổi từ 2017 đến nay. Việc thành lập TP Thủ Đức dự kiến được Ban thường vụ Quốc hội xem xét vào 9/12. Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách đã tạo được sự đồng thuận bước đầu.
Những kết quả trên đã giúp Thành phố vượt 2 chỉ tiêu, hoàn thành 14 chỉ tiêu mà HĐND đề ra. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh vừa phục hồi kinh tế, vừa chống dịch. Tuy nhiên, do tác động của dịch, chặng đường phục hồi kinh tế sẽ còn khó khăn. Trong năm 2020 còn có các chỉ tiêu chưa đạt như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, thu ngân sách chỉ đạt 86,7% dự toán; thành lập mới doanh nghiệp chỉ đạt 40.000 khi chỉ tiêu là 40.000...