- Thu phí hạ tầng cảng biển: Doanh nghiệp bức xúc, TP.HCM nói gì?
- Cục Đường thủy Việt Nam tiếp tục lên tiếng về phí hạ tầng cảng biển của TP.HCM
- Sắp miễn phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM cho hàng hóa Campuchia vận chuyển bằng đường thủy
- Lần thứ tư Bộ Tài chính đề nghị TP.HCM sửa quy định về thu phí hạ tầng cảng biển
Tại kỳ kỳ họp thứ 6, HĐND TP.HCM khóa X diễn ra vào sáng 7/6, UBND Thành phố đã có tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều 1 Nghị quyết số 10/2022/NQQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND Thành phố về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố.
Ảnh minh họa |
Về các nội dung đề nghị sửa đổi, UBND Thành phố đề nghị sửa đổi đối tượng và phạm vi áp dụng; sửa đổi mức thu phí; trường hợp được miễn, giảm thu phí.
Cụ thể, về đối tượng và phạm vi áp dụng, UBND Thành phố kiến nghị bổ sung thêm đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng tạm xuất tái nhập; công trình dịch vụ, tiện dịch công cộng. Ngoài ra, phạm vi áp dụng cũng được đề xuất sửa đổi từ “cảng biển trên địa bàn TP.HCM” thành “khu vực cảng biển trên địa bàn TP.HCM”.
Theo UBND Thành phố, lý do sửa đổi, bổ sung một số nội dung trên là nhằm đảm bảo sự thống nhất về tên gọi, phạm vi theo đề án thu phí trình HĐND thành phố trước đây và đúng theo tên gọi quy định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về mức thu phí, UBND Thành phố cũng đề xuất điều chỉnh theo hướng giảm mức thu phí với một số loại hàng hóa.
Cụ thể:
Lý do bổ sung hàng tạm xuất, tái nhập, UBND Thành phố cho rằng trong quá trình thu phí thực tế, có nhóm hàng tạm xuất tái nhập, tuy nhiên tại biểu phí của Nghị quyết số 10/2022/NQQ-HĐND chưa đề cập, cần thiết bổ sung thêm loại hàng thu phí cho cụ thể hơn.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung hàng gửi khi ngoại quan, hàng chuyển khẩu, UBND Thành phố cho rằng hàng gửi kho ngoại quan là hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam nên áp dụng theo mức thu phí hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp.
Đặc biệt, hàng chuyển khẩu là loại hàng không phải làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam. Trong thực tế, xuất hiện tình huống hàng chuyển khẩu không đưa vào kho bãi của khu vực cảng biển thành phố mà mức thu phí hạ tầng cảng biển như hàng quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất… là chưa hợp lý, nên chỉ áp dụng mức thu bằng mức thu hàng hóa xuất khẩu là phù hợp đối với hàng chuyển khẩu được đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển thành phố.
Về trường hợp miễn, giảm thu phí, UBND Thành phố kiến nghị miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Miễn thu phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển vào cảng và rời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy theo Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia về cận tải đường thủy.
UBND Thành phố cũng đề xuất giảm 50% mức thu phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển vào cảng và rời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy.
Lý do sửa đổi, UBND Thành phố cho rằng là để hỗ trợ hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy theo Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam – Campuchia về vận tải đường thủy.
Trong kết cấu hạ tầng kết nối cảng biển Thành phố, bao gồm kết cấu hạ tầng đường bộ và đường thủy, mỗi loại chiếm tỷ trong xấp xỉ 50% trong hệ thống hạ tầng cảng biển chủ yếu: 176,25km đường bộ và 185km đường thủy thuộc đoạn tuyến do Thành phố quản lý.
Ngoài ra, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của Thành phố được HĐND thông qua, trong đó tập trung thực hiện 31 dự án nạo vét, xây dựng kè chống sạt lở, nâng cấp các cầu trên các tuyến kết nối với khu vực cảng biển đạt tĩnh không, khẩu độ theo cấp đường thủy nội địa với tổng kinh phí 16.826 tỷ đồng.
“Trên cơ sở cơ cấu khối lượng km đường thủy quản lý và tổng mức đầu tư cho hệ thống đường thủy nội địa kết nối cảng biển thì tỷ lệ giảm 50% là phù hợp”, UBND Thành phố nhận định trong tờ trình.
UBND Thành phố cho rằng nếu mức thu sau được điều chỉnh sẽ tác động trực tiếp tới số thu phí hạ tầng cảng biển mà Bộ Tài chính giao thu cho TP.HCM. Đồng thời, giảm nguồn thu phí sử dụng cho cải tạo, sửa chữa, câng cấp cho kết cấu hạ tầng kết nối biển.
Tuy nhiên, mức thu phí sau khi được sửa đổi điều chỉnh dẫn đến hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Thành phố hay ngoài Thành phố đều cùng một mức thu, tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh thành khác xuất khẩu hàng hóa qua cảng biển TP.HCM.
Đồng thời, mức thu của hàng hóa vận chuyển bằng phương tiên thủy được giảm 50% có tác động khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang bằng phương tiện thủy.