Sở Công thương TP.HCM vừa có báo cáo công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại TP.HCM, kỳ báo cáo năm 2023.
Theo đó, năm 2023, có 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động trên địa bàn Thành phố, do tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ đại dịch Covid- 9 tới nay dẫn đến doanh thu bán hàng đa cấp trên địa bàn Thành phố năm 2023 giảm còn 2.467 tỷ đồng (năm 2022 là 3.010 tỷ đồng). Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp giảm còn 85.670 người (năm 2022 là 97.794 người).
Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp trên thị trường TP.HCM. |
Tuy nhiên, vấn đề nổi lên, thời gian qua, Sở đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến các hội nghị, hội thảo, đào tạo (chủ yếu là theo hình thức trực tuyến) do doanh nghiệp ủy quyền cho người tham gia tổ chức. Theo các đơn phản ánh, kiến nghị gần đây, hầu hết người tham gia được doanh nghiệp ủy quyền tố chức không hoạt động tại Thành phố.
Nhiều hội nghị, hội thảo quyền cho người tham gia tổ chức chưa được doanh nghiệp ủy quyền giám sát chặt chẽ về nội dung. Có một số trường họp một số hội nghị, hội thảo, đào tạo do người tham gia tự tố chức (chủ yếu là theo hình thức trực tuyến) mà không có sự ủy quyền từ doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp khi xây dựng nội dung về hồ sơ thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo chưa tuân thủ quy định của pháp luật, Sở Công Thương phải từ chối hồ sơ nhiều lần, dẫn đến tốn kém thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính này.
Do vậy, Sở Công thương kiên nghị lãnh đạo Thành phố đề xuất Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý nhà nước về hội nghị, hội thảo, đào tạo theo hình thức trực tuyến để phù hợp với thực tiễn.