Thông qua Hội nghị, UBND TP.HCM mong muốn được lắng nghe, tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các bộ ngành, các chuyên gia, nhà khoa học làm cơ sở triển khai kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cùng đồng hành với chính quyền thành phố trong việc triển khai, thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh, rạch, chỉnh trang đô thị của thành phố.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị |
Trong đó, một số điểm nhấn đặc biệt như việc tận dụng hệ thống kênh, rạch, đa dạng, phong phú của Thành phố để kết hợp phát triển đô thị gắn liền với giá trị văn hóa-du lịch trên bến dưới thuyền; xác định các hình thức đầu tư mới bên cạnh các hình thức đầu tư truyền thống như: triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (hợp đồng BT), thanh toán bằng quyền kinh doanh khai thác khu việc liền kề dự án, thanh toán bằng quỹ đất gắng liền với sự phát triển dự án; đầu tư theo hình thức tái cơ cấu, chỉnh trang ô phố, quyền sử dụng đất trên cơ sở nhà nước và người dân cùng thực hiện; sử dụng các nguồn hỗ trợ tài chính nước ngoài (tài trợ cho các dự án PPP không cần bảo lãnh Chính phủ…).
Khu vực nội thành TP.HCM hiện hữu có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao gồm hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, hệ thống kênh Tân Hóa-Lò Gốm, hệ thống kênh Tàu Hủ-Kênh Đôi-kênh Tẻ, hệ thống kênh Bến Nghé và hệ thống kênh Tham Lương –Bến Cát-Vàm Thuật.
Qua hơn 20 năm triển khai, TP. có nhiều nỗ lực trong việc chỉnh trang đô thị, thực hiện di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven kênh rạch đồng bộ với việc nâng cấp cải tạo các khu dân cư hiện hữu dọc hai bên bờ kênh. Kết quả di dời, bồi thường khoảng 36.000 căn nhà trên và ven kênh, các dự án điển hình như dự án vệ sinh môi trường nước lưu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Bến Nghé-Tàu Hủ-Kênh Đôi-kênh Tẻ, dự án nâng cấp đô thị khu vực Tân Hóa-Lò Gốm..góp phần rất lớn về việc cải tạo môi trường, chỉnh trang mỹ quan đô thị, giải quyết tình trạng ngập nước, cải thiện chất lượng sống cho hàng triệu người dân, đặc biệt là người nghèo, thu nhập thấp.
Tuy nhiên, trên địa bàn TP.HCM hiện còn khoảng hơn 20.000 căn n hà trên và ven kênh rạch cần phải tiếp tục di dời trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân, chất lượng sống đô thị, góp phần xây dựng TP.HCM xứng đáng là thành phố văn minh-hiện đại-nghĩa tình.
Hiện nay, nhu cầu đầu tư chung cho đầu tư phát triển kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020 là 1,8 triệu tỷ đồng; dành riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng là 0,18 triệu tỷ đồng. Trong đó, đối với chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị là 01 trong 07 chương trình đột phá, trọng điểm của Thành hố (bao gồm các mục tiêu di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch; xây dựng mới, thay thế chung cư cũ, hư hỏng xuống cấp,chỉnh trang, nâng cấp các khu dân dư hiện hữu); nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn ngân sách khoảng 25.748 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách Thành phố chỉ đảm bảo cân đốii khoảng 2.508 tỷ đồng.
Nguồn vốn cần phải huy động xã hội hóa khoảng 23.240 tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, việc tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế Thành phố.