- Hà Nội triển khai phân luồng từ xa, không kiểm tra xe có mã QRcode “luồng xanh”
- TP.HCM hỏa tốc yêu cầu mọi bệnh viện mở cửa cấp cứu 24/7, dù là bệnh nhân Covid-19 hay không
- Hàng loạt doanh nghiệp chung tay hỗ trợ 1 triệu suất ăn cho người dân ở TP.HCM
- TP.HCM công khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đến ngày 15/9
Quy định tự gia hạn này được áp dụng với các giấy nhận diện (có mã QR) - luồng xanh cho các phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa lưu thông trong phạm vi giữa 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.
Theo đó, các giấy nhận diện (có mã QR) - luồng xanh được Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cấp cho các phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) được tự động gia hạn đến hết ngày 15/9/2021.
Trường hợp có thay đổi các nội dung trong giấy nhận diện (có mã QR) - luồng xanh (lộ trình, loại hàng hóa vận chuyển không được ưu tiên vận chuyển theo Chỉ thị 16…), hoặc các đơn vị không có nhu cầu sử dụng, các đơn vị có trách nhiệm thông báo đến Sở Giao thông vận tải TP.HCM để điều chỉnh hoặc chấm dứt hiệu lực của giấy nhận diện trên hệ thống.
Các đơn vị được cấp giấy nhận diện chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát người lái xe, người ngồi cùng trên xe thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế và của địa phương, tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ.
Cùng với đó, phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng mục đích, lộ trình đã quy định trong thông báo tổ chức giao thông và giấy nhận diện đã cấp.
Lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ liên quan của các phương tiện vận tải tại TP.HCM. (Ảnh: Lê Toàn). |
Từ ngày 16/8 đến ngày 15/9/2021, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”, hạn chế tối đa số lượng người dân ra khỏi nơi cư trú; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tự quản bảo vệ “vùng xanh”, phát triển “vùng xanh”.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Thành phố yêu cầu tại các khu phong tỏa phải đảm bảo "ngoài chặt, trong chặt" và kiên quyết xử lý nghiêm người đứng đầu cùng các cá nhân liên quan nếu buông lỏng quản lý, để lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa.
Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, TP.HCM đặt mục tiêu duy trì, ổn định sản xuất an toàn theo các phương án phù hợp, không để chuỗi cung ứng, sản xuất lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế bị đứt gãy; nâng tỷ lệ khoảng 5% đến 10% doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch.
Cùng với đó, tập trung chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân từ nay đến hết tháng 9/2021; bảo đảm chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa thực phẩm cho hơn 10 triệu dân trên địa bàn với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.