Báo cáo kinh tế, xã hội tháng 3 và quý I/2024 của Cục Thống kê TP.HCM cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 270.264 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt trên 61.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với quy mô này, kinh doanh bất động sản chiếm gần 23% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của Thành phố, chỉ đứng sau lĩnh vực bán lẻ hàng hóa.
Doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 58,7% trong tổng doanh thu dịch vụ khác, và chiếm gần 23% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của TP.HCM |
Theo đánh giá của Cục Thống kê Thành phố, thị trường bất động sản khởi sắc khi Chính phủ và các doanh nghiệp thực hiện nhiều chính sách có liên quan về pháp lý, lãi suất, góp phần tăng tính thanh khoản và tiến độ triển khai các dự án.
Dù doanh thu khởi sắc, nhưng nguồn cung dự án mới vẫn là một thách thức lớn của Thành phố trong thời gian tới. Báo cáo trước đó của Sở Xây dựng Thành phố cho biết, tâm lý thị trường đã có phần cải thiện, song nguồn cung của từng loại hình nhà ở sẽ do lực cầu của thị trường quyết định và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Trong 2 tháng đầu năm, cơ quan này nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn, tuy nhiên qua xem xét thì cả 2 dự án đều chưa đủ điều kiện. Như vậy, dự án mới mong muốn mở bán là có nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định.
“Thực tế vẫn có sản phẩm nhà trong dự án được chủ đầu tư đưa ra thị trường, đây là những dự án mà trước đây đã được Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện bán theo quy định”, Sở Xây dựng đánh giá.
Trong dài hạn yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung. Quý I/2024 có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (Dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp Rita Võ, đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 5).
Mặc dù chưa có số liệu chính thức từ Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng qua theo dõi thì chưa thấy dự án nhà ở mới được giao đất. Ngoài ra, nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư còn vướng các thủ tục về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch, thậm chí có dự án phải rà soát lại pháp lý dự án, nguồn gốc đất,...
Do đó, khi Sở Xây dựng xem xét đủ điều kiện huy động vốn thì các dự án nhà ở thuộc các trường hợp này sẽ không đáp ứng.
Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 146,5 triệu USD, chiếm 48,4% tổng vốn góp; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 45,4 triệu USD, chiếm 15,0%. Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 58,4% và 8,6%.