Cầu truyền hình trực tiếp “Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt” vừa được tổ chức ở ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn, đó là lần đầu tiên, Chương trình Sữa học đường được công bố ở quy mô quốc gia. Nhưng vượt qua ý nghĩa của một buổi lễ công bố, điều quan trọng là, từ nay toàn xã hội sẽ chung tay huy động mọi nguồn lực để triển khai một chương trình có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao tầm vóc người Việt.
. |
Thông tin cho biết, ngày 8/7/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học.
Theo đó, có 3 điểm quan trọng trong đề án này, đó là sẽ ban hành quy định tiêu chuẩn sản phẩm sữa tươi học đường; đặt mục tiêu tới năm 2020 triển khai chương trình Sữa học đường ở 100% các huyện nghèo và 70% ở các địa phương khác; đồng thời có giải pháp huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp, của toàn xã hội để mọi trẻ em đều được uống sữa.
Một điểm rất dễ nhận thấy, đó là khi cầu truyền hình chương trình Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt được triển khai, đông đảo người dân đã đồng tình ủng hộ, nhất là các thầy cô giáo và hơn 2.000 học sinh mẫu giáo, tiểu học ở cả 3 điểm cầu.
Phát biểu tại đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã nhấn mạnh, trong những chuyến công tác đến những vùng quê nghèo, vùng sâu vùng xa, có những hình ảnh làm bà trăn trở mãi.
“Đó là hình ảnh những học sinh lớp 5, khi được tặng hộp sữa tươi sạch, đã loay hoay không biết cắm ống hút vào đâu để uống. Tôi hỏi và được biết, từ lúc lọt lòng đến lớp 5, rất nhiều em chưa từng được cầm hộp sữa lần nào”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói và cho rằng, nếu không có giải pháp dinh dưỡng toàn diện, 5-10 năm nữa, Việt Nam vẫn thua sút thế giới về tầm vóc, thể lực, chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng cũng khuyến nghị trẻ em trong độ tuổi vàng từ 2 tới 12 tuổi phải được uống sữa, nhưng không phải bất kỳ sữa nào cũng uống được, mà các em cần uống những loại sữa tươi đúng tiêu chuẩn sữa học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có vi chất phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi..
Thực tế, đó cũng là lý do mà rất nhiều quốc gia triển khai Chương trình Sữa học đường sử dụng sữa tươi và trở thành xu hướng chung. Trên thế giới hiện có 60 nước tham gia và hưởng ứng Ngày Sữa học đường thế giới do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phát động. Trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Thái Lan…là những quốc gia sử dụng hoàn toàn sữa tươi nguyên chất.
Chương trình Sữa học đường cũng đặc biệt quan tâm tới trẻ em ở các huyện nghèo và trẻ em nghèo, cận nghèo ở các vùng còn lại. Trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, Chương trình đưa ra chủ trương xã hội hóa, kêu gọi nhiều nguồn lực tham gia.
Mô hình điển hình được nhắc tới trong Cầu truyền hình là cách làm của Tập đoàn TH với sản phẩm sữa học đường TH school MILK. Để thực hiện Chương trình, ngay từ năm học 2013 - 2014, Tập đoàn TH đã tiên phong nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng sữa học đường bài bản trên 3.600 học sinh và cho ra đời sản phẩm TH school MILK. Sản phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng dựa theo tính toán khoa học (canxi, sắt, kẽm, magie, i-ốt, axit folic và hỗn hợp Vitamin A, C, D & nhóm B…) giúp thúc đẩy chiều cao, tăng cường thị lực và khả năng tập trung, phù hợp với lứa tuổi học đường. Đây cũng là sản phẩm sữa học đường duy nhất được Bộ Y tế xác nhận có hiệu quả trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em
Trong Chương trình sữa học đường cấp tỉnh triển khai ở Nghệ An, Tập đoàn TH và tỉnh Nghệ An có sáng kiến nhân văn khi huy động các nguồn lực hỗ trợ chi phí uống sữa cho tất cả học sinh mầm non, tiểu học, trong đó miễn phí 100% cho học sinh nghèo. Với năng lực của mình, Tập đoàn TH là đối tác đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình sữa học đường, bắt đầu từ năm học 2016 - 2017.
“Quyết định 1340/QĐ-TTg chính là món quà của Đảng, Nhà nước dành cho con trẻ trong mùa thu này. Theo tôi, để Chương trình thành công cần có đủ 2 nguồn lực: nguồn lực về sữa tươi và nguồn lực về tài chính. Về nguồn lực sữa tươi, tôi khẳng định chúng ta có đủ cho 12 triệu trẻ mẫu giáo, tiểu học. Riêng về tài chính, cần có sự tham gia của các bà mẹ và Bà mẹ xã hội - là cộng đồng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm”, bà Thái Hương nhấn mạnh.
Tại Cầu truyền hình, ý tưởng Bà mẹ xã hội được thể hiện qua Tài khoản Sữa học đường Vì tầm vóc Việt. Đây là một sáng kiến để huy động các nguồn lực, có sự tham gia của 4 bên là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Quỹ Vì tầm vóc Việt.
Đây là tài khoản từ thiện, hoạt động phi lợi nhuận nhằm kêu gọi, khuyến khích, thúc đẩy sự đóng góp của các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước (cha mẹ học sinh, ngân sách địa phương, cá nhân, tổ chức....) hỗ trợ cho những trẻ em mẫu giáo và tiểu học thuộc diện nghèo, cận nghèo được uống sữa học đường.
Riêng Tập đoàn TH đã cam kết trong vòng 5 năm (từ 2016 - 2021) ủng hộ chi phí sản phẩm sữa học đường trị giá 200 tỷ đồng thông qua Tài khoản Sữa học đường Vì tầm vóc Việt.