Doanh nhân
Triệu phú gốc Thái Bình nổi danh nước Pháp
Pha Lê - 03/12/2014 15:07
Theo tạp chí kinh doanh Challenges, triệu phú gốc Việt, ông Chuc Hoang lọt vào danh sách 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sản phẩm tương ớt của nông dân Việt khuynh đảo nước Mỹ
Nếu 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở Việt Nam...
Kiều hối năm 2014 dự báo tăng 20%

Dựng nghiệp bằng cách mua các công ty đang thua lỗ

Mới đây, trang kinh tế của báo Pháp Le Monde có bài viết “Chuc Hoang, nhà triệu phú của tháp Eiffel”.

   
  Ông Chúc Hoàng, người lọt vào danh sách 200 người giàu nhất nước Pháp  

Bài báo này đã giới thiệu về một triệu phú gốc Việt muốn mua lại cổ phiếu của Công ty Tháp Eiffel.

Ngay lập tức thông tin này thu hút được sự chú ý đặc biệt dư luận trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Theo tờ Le Monde đưa tin, ông Chuc Hoang du học Pháp từ nhỏ, tốt nghiệp trường Bách Khoa của Pháp năm 1969. Ông đã từng được tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh danh tiếng của Pháp.

Trong nhiều thập kỷ qua, doanh nhân Chuc Hoang khá kín tiếng trước công chúng Pháp. Tuy nhiên, ông lại đứng phía sau khá nhiều doanh nghiệp tại nước này như Công ty Phương Đông, Công ty MI29 hay Địa ốc Wilson...

Dựng nghiệp bằng cách mua các công ty đang thua lỗ và gây dựng cho đến khi chúng làm ăn khởi sắc thì bán lại, ông Chuc Hoang sau đó còn phát tài nhờ cơn sốt bất động sản ở Pháp.

Những năm gần đây, ông Chuc Hoang dần thâu tóm cổ phần trong nhiều công ty niêm yết như mua 19% Bigben Interactive - nhà phân phối thiết bị chơi game hàng đầu châu Âu.

Theo tạp chí kinh doanh Challenges, nếu tính toán giá trị các cổ phiếu đang sở hữu thì ông Chuc Hoang lọt vào danh sách 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp, ở vị trí thứ 176.

Số tài sản của doanh nhân gốc Việt này ước tính khoảng 290 triệu euro. Nhưng Le Monde cho rằng, con số này thấp hơn thực tế rất nhiều, vì tất cả những gì ông sở hữu chưa được xác định hết.

Sự thực về thương vụ “mua tháp Eiffel”

Thương vụ “mua tháp Eiffel” được biết đến là thương vụ đặc biệt nhất trong 70 năm cuộc đời của vị đại gia này.

Được xây dựng từ tháng 1/1887 đến tháng 3/1889, tháp Eiffel ban đầu chỉ là cổng chào cho cuộc đại triển lãm thế giới nhân kỷ niệm 100 năm ngày cách mạng Pháp. Tuy nhiên, sau này, Eiffel đã trở thành công trình biểu tượng của nước Pháp.

Cùng với việc xây dựng tháp Eiffel, cha đẻ của công trình này - kỹ sư Gustave Eiffel - cũng thành lập công ty Socíeté de la Tour Eiffel (Công ty Tháp Eiffel - STE) để thực hiện quản lý biểu tượng nước Pháp.

Tuy nhiên, đến nay công ty này vẫn còn thừa hưởng cái tên nhưng hoạt động của công ty lại không hề dính dáng đến ngọn tháp nổi tiếng thế giới này nữa.

Hiện tại, công ty của kỹ sư xây dựng tòa tháp này hoạt động kinh doanh địa ốc là chính. Công việc làm ăn của công ty cũng khó khăn vì những khoản nợ chồng chất.

Ông Chuc Hoang bắt đầu quan tâm đến Công ty tháp Eiffel từ cuối năm 2012 và đến năm 2013, ông tham gia góp vốn.

Đầu tuần tháng 7/2014, vị đại gia này gửi đơn lên cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) một lần nữa xin mua lại Công ty Tháp Eiffel.

Tuy nhiên, thương vụ này không thành công vì Công ty bảo hiểm các tòa nhà và công trình công cộng SMABTP muốn nắm giữ đa số cổ phần Công ty quản lý tháp Eiffel nên đã nâng giá cổ phiếu.

Giá ông Hoang đưa ra là 55 euro/cổ phiếu còn SMABTP đã nâng giá cổ phiếu muốn mua lại lên mức 58 euro/cổ phiếu, tăng 21%.

Ông Hoang cho biết, dù không thành công nhưng ông sẽ không từ bỏ. Đến thời điểm hiện tại, vị doanh nhân này đang sở hữu 30,74% cổ phần của Công ty tháp Eiffel.

Từ những thông tin này có thể nhận thấy rằng những điều mà báo chí đăng tải trước đó về việc doanh nhân này mua lại tháp Eiffel hoàn toàn không đúng.

Theo những thông tin đăng tải trên website chính thức của tháp Eiffel cho thấy, quyền quản lý và khai thác kinh doanh biểu tượng này đang được Tòa thị chính Paris trao cho Société d’Exploitation de la Tour Eiffel (SETE - Công ty Khai thác tháp Eiffel).

SETE cũng nêu rõ tỷ lệ sở hữu của những cổ đông công ty, trong đó, thành phố Paris giữ gần 60% vốn. Phần vốn góp còn lại do 5 công ty khác nắm giữ, bao gồm Dexia Credit Local, Eiffage, Ufipar (thuộc tập đoàn LVMH), Unibail và Safidi SA, mỗi doanh nghiệp sở hữu 8%.

Sự trùng hợp trong tên của hai công ty đã khiến cho không ít người nghĩ rằng Eiffel vẫn thuộc quyền quản lý của công ty STE có tuổi đời hơn 100 năm thay vì doanh nghiệp Nhà nước tồn tại chưa đầy một thập kỷ như SETE.

Như vậy có thể thấy rằng, công ty mà ông chủ người Việt này muốn theo đuổi, mua cổ phần không hề liên quan đến tháp Eiffel.

Không có công ty nào là chủ sở hữu của tháp Eiffel bởi thành phố Paris mới chính là ông chủ của công trình này.

Và có thể khẳng định rằng, những thông tin về việc triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel thực chất chỉ là tin đồn.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ vô danh tới anh hùng

() Đặng Lê Nguyên Vũ là một thương hiệu đặc biệt. Tạp chí National Geographic Traveller gọi là "Vua cà phê". Tạp chí Forbes đặt cho danh vị "zero to hero". 18 năm qua, cái tên này là hình ảnh đại diện cho những hoài bão, tham vọng, khát khao vươn ra thế giới của doanh nhân Việt…

Tầm vóc doanh nhân Việt

() Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong bức thư qua Đặc san Tự hào doanh nhân Việt của Báo Đầu tư gửi Cộng đồng doanh nhân Việt Nam nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2014) đã gọi đội ngũ doanh nhân Việt Nam là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vũ Văn Tiền: Đại gia không siêu xe, hàng hiệu

() Là một trong không nhiều “Sao Đỏ” đầu tiên của Việt Nam giữ được phong độ từ  năm 1999 đến nay, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền chia sẻ rằng, với doanh nhân phải vận động liên tục như dòng chảy mạnh mẽ, cả ý chí và tầm nhìn. Dòng nước dừng lại sẽ thành ao tù và vẩn đục!

 

Tin liên quan
Tin khác