| ||
Theo Tân Hoa Xã dẫn lời Văn phòng Thông tin Internet cho biết những công ty không vượt qua được các cuộc điều tra sẽ không còn được phép cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin tại Trung Quốc. Trong đó những sản phẩm nào không đáp ứng được yêu cầu bảo mật sẽ bị cấm hoàn toàn.
Quan hệ Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng sau cáo buộc Bắc Kinh đứng đằng sau nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các công ty Mỹ
Khi được hỏi về những doanh nghiệp hay chính phủ nào mà Trung Quốc đang nhắm đến thông qua động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối trả lời trực tiếp, trong khi cho biết động thái này nhằm bảo vệ “an ninh quốc gia” và “sự phát triển của kinh tế xã hội”.
“Trung Quốc hiện đang là quốc gia có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới. Sự ra đời của một hệ thống giám sát như vậy sẽ là cơ sở pháp lý hiệu quả nhất để bảo vệ an ninh Internet của Trung Quốc và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng Trung Quốc trở thành một đại gia Internet”, Hồng Lỗi tuyên bố trong một buổi họp báo.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc không nêu rõ những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ thuộc diện điều tra, tuy nhiên theo các nhà phân tích, các công ty của Mỹ sẽ là mục tiêu được nhắm đến hàng đầu.
Đây được xem như một động thái nhằm trả đũa việc chính phủ Mỹ phát lệnh truy nã đối với 5 quan chức của Trung Quốc, những người được cho là thuộc Đơn vị 61398, một nhóm hacker bí ẩn thuộc quyền quản lý của quân đội Trung Quốc. Đơn vị 61398 thường xuyên thực hiện những cuộc tấn công mạng nhằm vào các tập đoàn lớn trên thế giới để đánh cắp bí mật công nghệ, trong đó có nhiều tập đoàn tại Mỹ.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đã gọi chính phủ Mỹ là “những tên côn đồ”, trong khi chính quyền Bắc Kinh cáo buộc Washington áp dụng “tiêu chuẩn kép” về các vấn đề gián điệp mạng, ám chỉ việc Washington vẫn thực hiện những cuộc tấn công mạng nhằm vào các quốc gia khác, trong khi luôn lên án hành động của Trung Quốc.
“Từ lâu chính phủ và doanh nghiệp của một số quốc gia đã thu thập các thông tin nhạy cảm trên một quy mô lớn, lợi dụng thế độc quyền của họ trên thị trường công nghệ”, Jiang Jun, phát ngôn viên của Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. “Họ không chỉ làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích khách hàng của mình mà còn đe dọa an ninh mạng của nước khác”.
Mới đây Microsoft được xem là “nạn nhân” đầu tiên trong các hành động trả đũa của Trung Quốc nhằm vào phía Mỹ, khi Trung Quốc cấm các máy tính sử dụng trong các cơ quan chính phủ của nước này sử dụng Windows 8, hệ điều hành mới nhất của Microsoft, vì những lo ngại về an ninh, khiến những máy tính chạy Windows 8 bị theo dõi và điều khiển từ xa. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng cho rằng Windows 8 là hệ điều hành “kém thân thiện” để sử dụng.
Theo Bloomberg/Washington Post
Phòng chống hacker Trung Quốc tấn công website thế nào? () Việc các hacker Trung Quốc tấn công hàng trăm website Việt Nam đang làm dấy lên mối lo ngại về an ninh bảo mật cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. |
"Hacker Trung Quốc" tấn công 220 website của Việt Nam Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng thuộc Công ty Bkav, từ ngày 8/5 đến 11/5, đã có 220 trang web của Việt Nam bị các hacker tự nhận là "tin tặc Trung Quốc" tấn công, trong đó có 6 webstie có tên miền .gov. |
Chiến tranh mạng đang đến gần (baodautu.vn) Theo cảnh báo của Báo điện tử GlobalPost (Hoa Kỳ), cuộc chiến Internet là điều không tránh khỏi, một phần bởi nó rất dễ được thực hiện bởi chỉ một nhóm nhỏ hacker, song lại có thể gây ra tổn thất hết sức nặng nề cho các đô thị và cơ sở hạ tầng. |
T.Thủy (Dân trí)