Ngân hàng
Ứng dụng AI trong ngành ngân hàng, bảo hiểm: Càng chậm càng thiệt
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp có số lượng tương tác với khách hàng lớn như ngân hàng, bảo hiểm.

Xu thế ứng dụng AI trong kinh doanh

Theo báo cáo của Công ty KPMG, năm 2017, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đầu tư 12 tỷ USD vào AI ở Mỹ, tăng 100% so với năm trước đó. Ở Trung Quốc, tổng vốn đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm tính đến năm 2017 lên đến 40 tỷ USD, với mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới về AI hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Các chuyên gia trao đổi về chiến lược của doanh nghiệp

Một báo cáo khác của Đại học Stanford (AI Index 2017) cũng cho biết, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Hoa Kỳ còn hoạt động tăng 14 lần kể từ năm 2000. Ngoài ra, dự báo doanh thu của các doanh nghiệp phát triển ứng dụng AI sẽ tăng từ 1,62 tỷ USD trong năm 2018 lên 31,2 tỷ USD vào năm 2025.

Sự phát triển nhanh chóng về khả năng tính toán và lưu trữ của máy tính, các thuật toán ngày càng hoàn thiện và tối ưu hơn, dữ liệu ngày càng nhiều và phong phú là ba yếu tố nền tảng để AI đang phát triển nhanh và mang lại nhiều ứng dụng cụ thể.

Điều kiện để ứng dụng AI thành công

Việc có được các máy tính hiện đại và cấu hình mạnh ngày nay không còn là trở ngại với nhiều doanh nghiệp. Trở ngại lớn nhất và quan trọng nhất chính nguồn dữ liệu. Để một công cụ AI thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu chung là phải có một lượng thông tin dữ liệu đủ lớn làm yếu tố đầu vào (big data), trải qua quá trình máy học (machine learning) hay học sâu (deep learning), để từ đó AI tương tác với môi trường và ra quyết định.

Nhưng thách thức của nguồn dữ liệu đầu vào không chỉ là số lượng mà là chất lượng. Lượng thông tin ngày nay được tạo ra theo cấp số nhân, nên số lượng thông tin được thu thập, tích lũy bởi các tổ chức, doanh nghiệp là rất nhiều.

Nhưng các yếu tố trên cũng chỉ là phần cứng của AI. Để triển khai thành công AI, còn phải có thêm yếu tố quản lý. Sự phát triển của AI cũng rất nhanh, do đó, chiến lược tiếp cận và thích ứng của cấp lãnh đạo cần phải có nền tảng và kế hoạch, cần xác định mục tiêu cụ thể trong việc ứng dụng AI vì AI chỉ làm tối ưu với những thông tin và thuật toán con người đưa vào.

Ngành ngân hàng, bảo hiểm Việt Nam có lỡ chuyến tàu?

Từ khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Nếu tính trên số lượng khách hàng, các ngân hàng ở Việt Nam hiện có khoảng 66,6 triệu tài khoản thanh toán, nếu sai số ở mức 10% thì cũng có đến 60 triệu cá nhân có tài khoản ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có đến 13 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khoảng 13 triệu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, 33 triệu hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (gồm cả bảo hiểm học sinh).

Như vậy, hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm ở Việt Nam có một cơ sở dữ liệu về khách hàng rất lớn và đây là một điều kiện thuận lợi để khiển khai AI. Tuy nhiên, những thông tin này ít được phân loại, số hóa và đưa vào các phân tích.

Đối với các doanh nghiệp ngân hàng, bảo hiểm có lượng khách hàng lớn, việc đầu tư khiển khai ứng dụng AI càng sớm sẽ càng tăng lợi thế cạnh tranh qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu. Đây cũng là điều kiện sống còn trong xu hướng cạnh tranh với các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính không chỉ đến từ trong nước mà còn cả thế giới.

Tin liên quan
Tin khác