Giá vàng giao tháng 2 cũng giảm xuống 1.838 USD/ounce trước dự báo về khả năng sớm tăng lãi suất cơ bản của USD để kiểm soát lạm phát Mỹ đang tăng cao.
Mặc dù được coi là tài sản chống lại lạm phát, song vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất cơ bản đồng bạch xanh của Mỹ, vì điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Mối quan tâm hiện tại của thị trường là cuộc họp diễn ra trong hai ngày 25-26/1 của Ngân hàng Trung ương Mỹ, sau khi các nhà hoạch định chính sách báo hiệu rằng họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 để kiềm chế lạm phát.
Chủ tịch Fed cũng khẳng định Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể hạ nhiệt lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến thị trường lao động. Dựa trên phân tích giá vàng tại các khung thời gian giảm dần, xu hướng tiêu cực của vàng vẫn hiện hữu.
Các nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến trong quyết định chính sách sẽ được đưa ra vào ngày 26/1/2022.
Thị trường đang định giá hoàn toàn vào đợt tăng lãi suất vào tháng 3/2022, với bốn lần tăng dự kiến trong năm 2022. Tuy nhiên, lãi suất tăng vẫn tiềm tàng vì nó làm tăng chi phí cơ hội cao của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Thêm vào đó, lợi suất kỳ hạn 10 năm của Đức lần đầu tiên chuyển sang mức dương kể từ năm 2019 và lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang hướng tới 2%.
Giới đầu tư kỳ vọng, lợi suất sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm 2022. Mặc dù ECB tăng lãi suất vào năm 2022 không phải là kịch bản cơ sở của chúng tôi, nhưng chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ ngày càng định giá khả năng tăng lãi suất vào năm 2023 và 2024.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm sẽ đạt 2,25% vào năm 2022, tăng so với dự báo 2,0% dự báo trước đó của giới phân tích tài chính.
Đồng Đô la Mỹ cũng đã tăng. Chỉ số DXY, thước đo sức khỏe đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác lên 95,77 điểm. Trong khi đó, giá dầu giảm giảm nhẹ vào thứ Năm nhưng nhìn chung vẫn ở gần mức cao nhất của tháng 10/2014.
Các chính phủ trên toàn thế giới đang bắt đầu nới lỏng các quy tắc kiểm dịch và xem xét các biện pháp hạn chế COVID-19 mặc dù sự lây lan của omicron vẫn tiếp tục. Nỗ lực hướng tới tình trạng bình thường hóa được thúc đẩy bởi mức độ nghiêm trọng thấp hơn của omicron và thúc đẩy một đợt tăng giá hàng hóa.
Giá mặt hàng kim quý vàng vẫn duy trì ở mức cao sau khi báo cáo công bố hôm 20/1 cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng. Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 15/1 là 286.000 người, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021 và cũng cao hơn dự báo từ Dow Jones.
Dự báo đưa ra từ giới phân tích tài chính, nếu giá vàng đạt mức 1.850 USD/ounce trong những tuần tới, thì đó là lúc chúng ta sẽ bắt đầu thấy một xu hướng tăng giá mới và không loại trừ tái lập ngưỡng 1.900 USD/ounce.
Đối với thị trường vàng trong nước, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 61,1 triệu đồng/lượng và bán ra 61,7 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so với đầu ngày hôm qua.
Tập đoàn Doji, Doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ đứng yên cho cả hai chiều giao dịch. Tuy nhiên, quy đổi mỗi lượng vàng SJC tiếp tục cao hơn thế giới 11,2 triệu đồng.
Ngày 21/1, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm tỷ giá trung tâm thêm 23 đồng/USD, còn 23.077 đồng/USD, đây là ngày thứ 2 liên tiếp nhà điều hành giảm tỷ giá trung tâm tổng cộng 42 đồng/USD.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh giảm giá USD thêm 100 đồng/USD, xuống còn 22.550 đồng/USD, còn chiều bán ra ở mức 23.050 đồng/USD.
Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh 50 đồng mỗi USD, Vietcombank mua vào còn 22.470 - 22.500 đồng/USD, còn chiều bán ra ở mức 22.780 đồng/USD.