Sở dĩ, kim loại quý đi lên do nhà đầu tư lo ngại về chi phí gia tăng và cuộc khủng hoảng tại Ukraine làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Đồng thời, giá vàng tiếp tục tăng vì lo ngại về tình hình lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tại Đông Âu với hệ lụy từ các lệnh trừng phạt đối với Nga đã thúc đẩy nhu cầu về một nơi trú ẩn an toàn.
Thêm vào đó, giá vàng hồi phục từ sự sụt giảm lợi suất Kho bạc Mỹ và bán tháo trong các chỉ số chứng khoán của Mỹ. Việc giảm giá tiền điện tử vào cuối tuần này cũng có thể mang lại thêm lợi ích cho vàng.
Giá dầu thô kỳ hạn của Nymex đã giảm mạnh và chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 93,81 USD vào ngày 7/4. Giá dầu giảm là một yếu tố giảm giá đối với toàn bộ lĩnh vực hàng hóa thô, bao gồm cả kim loại quý.
Lợi tức kho bạc Mỹ đang tăng trở lại và tuần này đạt mức cao nhất trong ba năm. Lợi tức trái phiếu kho bạc rất có thể sẽ tiếp tục cao hơn trong những tuần tới hoặc lâu hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đang đạt 2,65%.
Gần đây, chênh lệch lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm thu hẹp và có dấu hiệu đảo ngược. Đây là một tín hiệu cảnh báo có thể xảy ra suy thoái.
Suy thoái sẽ khiến vàng trở nên hấp dẫn. Nhưng tốc độ tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tác động theo hướng kiềm chế đà tăng của giá vàng.
Tuy nhiên đà tăng bị kìm hãm bởi lập trường chính sách của Fed khi sẵn sàng tăng lãi suất lên cao hơn. Ngoài ra, các quan chức của Fed cũng đang lên kế hoạch giảm quy mô tài sản khoảng 95 tỉ USD mỗi tháng, tương đương 1.100 tỷ USD mỗi năm.
Điều này sẽ khiến cung tiền vào nền kinh tế giảm theo tương ứng với quy mô bảng cân đối kế toán của Fed.
Biên bản họp cuộc tháng 3/2022 của Fed cho thấy rõ, các nhà hoạch định chính sách của nền kinh tế hàng đầu thế giới với quyết tâm cao chuẩn bị cho việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong buổi họp chính sách tới đây.
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), sự bất ổn địa chính trị được tạo ra bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng đã tạo ra sự hỗ trợ vững chắc cho các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF).
Và điều này đã bất chấp việc Fed đã tỏ ra rất quyết liệt trước tình hình lạm phát và đang bắt đầu một chu kỳ chính sách tiền tệ tích cực mới.
WGC cho biết, 187,3 tấn vàng đã chảy vào các quỹ ETF toàn cầu trong tháng 3, là dòng tiền mạnh nhất kể từ tháng 2/2016, bất chấp sự phục hồi đáng kể của chứng khoán và USD tăng mạnh.
Giá vàng đã tăng 8% trong ba tháng đầu năm 2022, mức tăng hàng quý tốt nhất kể từ quý II/2020. Và theo báo cáo của WGC, chỉ trong tháng 3, gần 70% tương đương 269 tấn vàng đã chảy vào các quỹ ETF trong quý đầu tiên.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 68,25 - 69 triệu đồng/ượng (mua-bán), tăng nhẹ so với hôm qua.
Tiệm vàng Mi Hồng đầu ngày tăng 100.000 đồng ở chiều mua vào đối với vàng miếng, lên 68,4 triệu đồng/lượng và tăng 200.000 đồng ở chiều bán ra, lên 68,9 triệu đồng/lượng…
Quy đổi hiện nay, giá vàng trong nước vẫn duy trì cao hơn thế giới gần 16 triệu đồng/lượng tính theo tỷ giá ngân hàng (chưa thuế, phí).
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 1 đồng/USD, lên 23.101 VND/USD. Ngân hàng thương mại giảm nhẹ giá 10 đồng mỗi USD, giá mua tại Vietcombank còn 22.690 - 22.720 VND/USD và bán ra 23.000 VND/USD.