Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II với công suất 1.050 MW, vốn đầu tư sơ bộ 30.560 tỷ đồng.
Nhà đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietrancimex) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Theo ước tính sơ bộ, trong vòng 20 năm hoạt động, với tổng doanh thu của toàn bộ dự án khoảng 47 tỷ USD, Dự án phát triển mỏ Lô B sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD và Dự án đường ống đóng góp 930 triệu USD. |
Nhà đầu tư được yêu cầu chịu trách nhiệm tiết giảm, tối ưu hóa và chính xác tổng mức đầu tư trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo hiệu quả và khả năng cạnh tranh của Dự án, nhất là về giá điện so với các Nhà máy điện khác trong chuỗi dự án khí - điện Lô B.
Nguồn vốn đầu tư của dự án bao gồm 20% vốn chủ sở hữu, tương đương 6.112 tỷ đồng và 80% là vốn vay thương mại, tương đương 24.448 tỷ đồng.
Mục tiêu của Chuỗi dự án khí Lô B là khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, 48/95 và 52/97, với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến là 107 tỷ m3 và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm, để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020.
Theo ước tính sơ bộ, trong vòng 20 năm hoạt động, với tổng doanh thu của toàn bộ dự án khoảng 47 tỷ USD, Dự án phát triển mỏ Lô B sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD và Dự án đường ống đóng góp 930 triệu USD.
Dự án được đặt mục tiêu hoàn thành và chính thức đưa vào vận hành thương mại năm 2024 - 2025, đảm bảo phù hợp với tiến độ chung của Chuỗi dự án khí - điện Lô B.
Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho dự án được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
UBND TP. Cần Thơ được giao nhiệm vụ chỉ đạo Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Nhà đầu tư theo đúng quy định; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, bao gồm cả việc kiểm tra, giám sát việc huy động vốn của nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện Dự án.
Bộ Công thương được yêu cầu chịu trách nhiệm về nội dung giao nhà đầu tư thực hiện Dự án trong quá trình thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án, bảo đảm về năng lực, kinh nghiệm, đúng quy định như chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 1200/TTg-CN ngày 25/9/2019.
Bộ Công thương cũng đồng thời được giao nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện các bước tiếp theo của Dự án theo đúng quy định, nhất là các nội dung về giá điện, đầu tư, vận hành Nhà máy, bảo đảm giá điện cạnh tranh, đồng bộ về tiến độ và hiệu quả chung của chuỗi dự án khí - điện Lô B; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đàm phán giá điện cụ thể với nhà đầu tư theo đúng quy định; chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đàm phán các hợp đồng mua bán khí của Dự án với nhà đầu tư theo đúng quy định, bảo đảm việc tiêu thụ sản lượng khí lô B theo các cam kết, bảo lãnh của Chính phủ.
EVN được giao kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án để đảm bảo xác định giá bán điện của Dự án hợp lý, cạnh tranh và theo đúng quy định trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với nhà đầu tư.
Trước đó, nhà đầu tư đã đề nghị giá bán điện là 11,02 UScent/kWh, với thời hạn hoạt động 50 năm và đề nghị cơ chế bảo lãnh ngoại tệ, bảo lãnh cung cấp khí.