ước lũ dâng cao tận nóc nhà ở khu vực Diêu Trì, Bình Đĩnh trong đợt mưa lũ hồi giữa tháng 11/2016 |
Gói hỗ trợ này dự kiến phân bổ cho Bình Định (52 triệu USD); các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận mỗi tỉnh 16 triệu USD để khắc phục những thiệt hại do thiên tai, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của người dân các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai; tăng cường khả năng chống bão và lũ cho những khu vực dễ bị tổn thương trong tương lai.
Thời gian thực hiện gói hỗ trợ kéo dài khoảng 5 năm, kể từ khi Hiệp định vay vốn có hiệu lực được chi để sửa chữa, xây dựng lại các công trình hạ tầng bị phá hủy, công trình phúc lợi xã hội như: chợ, đường do các địa phương và các bộ ngành lựa chọn.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, việc dành 100 triệu USD vốn vay WB từ những dự án đang thực hiện không sử dụng hết sẽ không làm tăng nợ công và không làm thay đổi tổng nguồn vốn nước ngoài trung hạn thời kỳ 2016 – 2020.
Trước đó, trên cơ sở đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về việc hủy nguồn vốn không sử dụng hết của 5 dự án giải ngân chậm, WB đồng ý dành 100 triệu USD vốn IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB) bị hủy này để hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai.
WB cũng cho biết là đã huy động được thêm 100 triệu USD vốn IDA khác không sử dụng hết để phân bổ cho Việt Nam. Như vậy, danh mục các dự án dự kiến sử dụng vốn IDA17 sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc điều chuyển vốn nói trên.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, thông thường để chuẩn bị một dự án vay WB cần 18 tháng. Tuy nhiên, WB đã xếp loại dự án này theo hình thức khoản vay “Khoản hỗ trợ khẩn cấp” và áp dụng quy trình thủ tục đặc biệt để chuẩn bị gói hỗ trợ khẩn cấp trong vòng 4 tháng. Dự kiến, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo WB phê duyệt vào tháng 5/2017, trước ngày Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA (1/7/2017).