Theo quy trình, sau khi Uỷ ban Thường vụ cho ý kiến, Chính phủ sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định này tại kỳ họp thứ 6 khai mạc ngày 22/10. |
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 28 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong ngày làm việc cuối cùng (17/10) cơ quan thường trực sẽ cho ý kiến việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo nội dung phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày báo cáo và Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra trước khi Uỷ ban Thường vụ thảo luận.
Theo quy trình, sau khi Uỷ ban Thường vụ cho ý kiến, Chính phủ sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định này tại kỳ họp thứ 6 khai mạc ngày 22/10.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, bởi nó không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
CPTPP cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về sự minh bạch đối với hàng hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất giàng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.
Theo Bộ Công Thương, CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, sẽ tác động đến Việt Nam trên rất nhiều khía cạnh như chính trị- đối ngoại; kinh tế.
Cụ thể, về chính trị- đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợ ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là cơ hội cho Việt Nam.
Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia; Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển
CPTPP được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chi Lê. Không chỉ tác động đến lĩnh vực kinh tế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, CPTPP sẽ tác động tích cực đến đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.