Các doanh nghiệp phải tìm cách xuất khẩu thanh long bằng đường biển sang Trung Quốc |
Ưu Đàm xuất 3 tấn bơ đông lạnh đi Australia. Thanh Long sẽ đi Trung Quốc bằng tàu biển
3 tấn bơ đông lạnh giống booth 7 đã được Công ty Ưu Đàm xuất khẩu sang Australia, chào bán cho người tiêu dùng vói giá khoảng 7 AUD /1kg, tương đương 120.000 đồng/1kg. Lô hàng này đã được thông quan và các đại lý đã đặt hàng, chào bán người tiêu dùng từ ngày 11/1 với giá bán khoảng 7 AUD /1kg, tương đương 120.000 đồng/1kg.
Việc xuất khẩu bơ đông lạnh của Ưu Đàm thuộc Chương trình xây dựng thương hiệu quả bơ Việt Nam do cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Asutralia tổ chức.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Australia, bà Phạm Thị Thúy Nga cho biết: “Trong bối cảnh Australia chỉ mở cửa với 4 loại quả tươi của Việt Nam, việc triển khai xuất khẩu, xây dựng thương hiệu quả bơ đông lạnh Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ về tiềm năng kim ngạch mà còn khẳng định chất lượng”.
Cùng thời điểm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, dự kiến vào ngày 12/1, Bộ sẽ tổ chức cuộc làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp chủ lực để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển. Hiện nhiều doanh nghiệp tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang đã đồng ý xuất khẩu qua đường biển.
Việc vận chuyển bằng đường sắt cũng đang được Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất, với khả năng 80 container hàng hóa mỗi ngày.
Đây là động thái tiếp tục giải tỏa ách tắc nông sản ùn ứ ở cửa khẩu biên giới phái Bắc kéo dài gần 1 tháng qua do các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Các tuyến Tuy nhiên, các hình thức này cần nhiều tiêu chuẩn, thủ tục, giấy tờ hơn đường tiểu ngạch, đòi hỏi chi phí tăng cao hơn, nên buộc các doanh nghiệp phải có sự thay đổi căn bản để thích ứng dài hạn.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể từ khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; xác định rõ các thị trường tiêu thụ, để bảo đảm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
VIMC ghi nhận một năm kinh doanh đại thắng
Khối vận tải biển của VIMC đã có sự bứt phá rất lớn trong năm 2021 |
Năm 2021, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) ghi nhận một năm kinh doanh đại thắng khi doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 19.604 tỷ đồng, bằng 124% cùng kỳ năm 2020 và bằng 129% kế hoạch năm 2021; lợi nhuận của VIMC trong năm 2021 ước đạt 3.750 tỷ đồng, bằng 554% kế hoạch năm. Đây là con số thực sự ấn tượng khi năm ngoái VIMC vẫn lỗ tới 145,3 tỷ đồng.
Khác với mọi năm khi lĩnh vực dịch vụ hàng hải là lĩnh vực đem lại lợi nhuận chủ yếu, năm 2021, khối vận tải biển của VIMC đã có sự bứt phá rất lớn khi chiếm tới 26% cơ cấu lợi nhuận toàn tổng công ty.
Lần đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ kéo dài, toàn khối vận tải biển của VIMC đã ghi nhận lợi nhuận 1.078 tỷ đồng trong năm 2021.
Một tín hiệu tích cực khác là nhóm cảng liên doanh của VIMC sau nhiều năm thua lỗ cũng đã đạt được một số kết quả nổi bật: Cảng SSIT (ước lãi 139,7 tỷ đồng) và CMIT (ước lãi 89,14 tỷ đồng) tiếp tục hoạt động có lợi nhuận. Cảng SP-PSA hoàn thành tái cơ cấu tài chính (khoảng 58,47 triệu USD, tương đương 1.344 tỷ đồng).
Trong năm 2022, VIMC sẽ ưu tiên chiến lược phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu, cảng trung chuyển container. Năm 2022, Tổng công ty sẽ khởi công và triển khai xây dựng dự án bến số 3, 4 cảng container quốc tế Lạch Huyện; tiếp tục phát triển các dự án cảng biển tại Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng).
“Chúng tôi sẽ mở rộng và phát triển hoạt động vận tải container, trong đó VIMC với vai trò kết nối với các hãng tàu lớn để tiếp tục triển khai các tuyến, dịch vụ mới tại khu vực và quốc tế”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC.
F88 vay 10 triệu USD không thế chấp Lendable Group
Lần đầu tiên F88 nhận được khoản vay từ nguồn vốn thị trường quốc tế. |
Công ty cổ phần Kinh doanh F88 vừa huy động thành công khoản vay 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng từ tổ chức tài chính quốc tế Lendable Group – một tổ chức cho vay có trụ sở ở London, Anh Quốc.
Lendable là nhà cung cấp vốn nợ cho các công ty fintech ở các thị trường cận biên và mới nổi, nhằm tạo ra khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới cho người dân còn hạn chế tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Lendable đã giải ngân hơn 225 triệu USD cho các fintech ở hơn 14 quốc gia.
Đây là khoản tín dụng đầu tiên của Lendable tại thị trường Việt Nam và cũng là lần đầu tiên F88 nhận được khoản vay từ nguồn vốn thị trường quốc tế.
Theo F88, hoạt động hỗ trợ tài chính này không cần thế chấp. Với khoản tiền này, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua việc mở rộng mạng lưới, chuyển đổi kỹ thuật số và đầu tư vào nguồn nhân lực...
Tân Hoàng Minh quay xe 1 ha đất Thủ Thiêm, cả thị trường bất động sản đứng hình
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh |
Ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP đã nhận được văn bản của Tập đoàn Tân Hoàng Minh về việc tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua lô đất 3-12 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP.HCM).
Trước đó vào ngày 10/12/2021, tại buổi đấu giá lô đất 3-12 khu Thủ Thiêm có diện tích 10.060 m2, giá khởi điểm hơn 2.942 tỷ đồng, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá với số tiền 24.500 tỷ đồng. Đến ngày 11/1/2022, Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát đi thông cáo báo chí xác nhận về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua lô đất 3-12 và chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công
Trước đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh đã có tâm thư về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngay sau động thái này, trường bất động sản và thị trường chứng khoán có phản ứng tiêu cực. Nhiều cổ phiếu “ăn theo” tin đất Thủ Thiêm bị hạ đo ván.
Đây không phải lần đầu Tân Hoàng Minh quay xe với quyết định của chính mình. Năm 2014, Tân Hoàng inh từng thắng đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (Trụ sở công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM cũ ở trung tâm quận 1), có diện tích khoảng 3.000m2, với giá khởi điểm là 550 tỷ đồng, vào năm 2015.
Thời điểm đó, Tân Hoàng Minh đã đưa ra mức giá cao hơn 2,6 lần giá khởi điểm, để trở thành "người thắng cuộc" trước 13 nhà đầu tư, với 1.430 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi TP.HCM phê duyệt kết quả đấu giá, Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Tiếp đó lại có văn bản đề nghị được mua, song đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Phải đến khi UBND TP.HCM phải phát "tối hậu thư" đòi nợ, Tân Hoàng Minh mới thực hiện nghĩa vụ tài chính để sở hữu đất vàng 2 mặt tiền Lê Duẩn - Nguyễn Du.
Chủ tịch Trịnh Văn Quyết tự tay đưa doanh nghiệp vào "black list"
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC trong lễ khởi công Quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái FLC Phú Thọ |
Gần 20 ngàn tài khoản mua 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bán "chui" trong ngày 10/1/2022 đã được xử lý hủy lệnh thành công. Thông tin do ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam công bố. Nhiều nhà đầu tư đã được trả lại tiền đối ứng để mua số cổ phiếu này.
Các hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết đang được các cơ quan chức năng thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng vị doanh nhân này đã tự tay đưa các doanh nghiệp của mình vào black list – danh sách đen của giới đầu tư khi chọn cách chơi bất tín. Trong cả tuần, các mã chứng khoán liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết đều trắng bên mua.
Đây cũng không phải lần đầu ông Quyết bất tín với nhà đầu tư. Cuối năm 2017, ông Quyết từng nhận án phạt Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) xử phạt vi phạm hành chính do bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo trước. Ước tính, giao dịch trên mang về 400 tỷ đồng. Mức phạt thời điểm đó là 65 triệu đồng.
Tập đoàn FLC được biết đến là tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng đang đem lại nhiều dấu ấn.
Tuần trước, FLC vừa làm nóng thị trường bất động sản đầu năm với lễ khởi công Quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái FLC Phú Thọ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
CEO Bkav mời người tiêu dùng đến “test mù” để so sánh các tai loại nghe
Ông Nguyễn Tử Quảng, nhà sáng lập, CEO Tập đoàn Bkav |
Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav cho biết mọi người có thể trực tiếp đến Bphone Store Dương Đình Nghệ (Hà Nội) hoặc Bphone Hùng Vương (Quận 5, TP.HCM) để trải nghiệm với hình thức "test mù" và được nghe so sánh giữa các tai nghe với nhau, với các thể loại nhạc khác nhau, mà không biết là đang nghe tai nghe gì (có người thứ 3 chứng kiến), sau đó đưa ra đánh giá của mình.
Các loại tai nghe tham gia cùng với AirB là Sony WF-1000XM4 và Airpod Pro 2021, do Bkav mua để làm sản phẩm đối sánh.
Vị sáng lập Bkav tiếp tục cuộc chiến với ý kiến trái chiều của một số “reviewer” xoay quanh chất lượng của tai nghe AirB và AirB Pro. Ông cho rằng, số lượng khách hàng trải nghiệm đủ để đưa ra đánh giá của chính mình và đặc biệt không ai có đánh giá tệ như các "reviewer" nói trên.
Thậm chí, ông Quảng còn tuyên bố trả 1 tỷ đồng cho các reviewer này nếu họ chứng minh được những điều họ đánh giá.
AirB và AirB Pro được Bkav ra mắt chính thức vào đầu tháng 12/2021.