Thời sự
Vĩnh Phúc xây Văn Miếu 271 tỷ đồng bằng tiền ngân sách để làm gì?
Quý Đoàn - 10/06/2015 11:29
Tỉnh Vĩnh Phúc đang xây một công trình rộng hơn 4,2 ha có nhiều đường nét bố cục kiến trúc tương tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Công trình do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư 271 tỷ đồng. Nhiều người đặt câu hỏi, Vĩnh Phúc xây dựng công trình này để làm gì?
TIN LIÊN QUAN
Công trình đồ sộ, rộng hơn 4,2 ha có nhiều đường nét bố cục kiến trúc tương tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đang thành hình ở thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công từ năm 2012 theo phê duyệt của UBND tỉnh, nằm tại khu đô thị Hà Tiên, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên. Kinh phí xây dựng công trình là 271 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách tỉnh, chủ đầu tư là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc. Sau hơn hai năm xây dựng, đến nay các hạng mục công trình cơ bản đã hoàn thành, đang bước vào giải đoạn hoàn thiện. Trong ảnh là cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá phía trước.

 

Qua cổng Nghi Môn Nội, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục được bố cục rất giống di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, với nhà che bia tổng, hồ Thiền Quang, nhà bia hai bên tả - hữu, đại thành môn, gác chuông, sân hành lễ, đền thờ chính, đại bái, hậu cung...

 

Hồ Thiên Quang giữa sân chính đã hoàn thành nhưng chưa tích nước, hiện mọc đầy cỏ dại. Phía xa là một trong hai nhà bia tiến sĩ. 

Theo UBND tỉnh, Văn Miếu Vĩnh Phúc được xây dựng thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài”, ý thức trân trọng giữ gìn di sản văn hóa của tiền nhân, là sự tiếp nối truyền thống hiếu học lâu đời của cha ông. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống văn hiến của tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn vinh các nhân tài làm rạng danh mảnh đất và con người Vĩnh Phúc.

 

Tương tự ở Văn Miếu Hà Nội, mỗi hàng bia gồm 9 tấm bia đá trên lưng rùa, tổng cộng có 18 tấm bia trong hai nhà nằm đối diện nhau. Trong 795 năm tồn tại của nền khoa cử nho học, Vĩnh Phúc tạo lập được truyền thống khoa bảng với 393 người đỗ đạt khoa trường trong đó có 91 vị đỗ đại khoa. 

 

Hầu hết vật liệu xây dựng công trình là đá và gỗ, khá đắt tiền. Một số dãy tường lại được xây bằng gạch đá ong - loại không đắt tiền nhưng rất đặc biệt, làm từ đá ong nguyên khối. Loại gạch này từ xa xưa đã được sử dụng phố biến ở vùng đất Vĩnh Phúc, trở thành một nét đặc trưng.

 

Hạng mục quan trọng và bề thế nhất là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Tiền đường là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.

 

Tiền đường nối với hậu cung bởi một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.Vật liệu chủ yếu được dùng để dựng lên khu nhà này là đá và gỗ. 

 

Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ. 

 

Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thành, thị của tỉnh (Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, riêng huyện Tam Đảo không có người đỗ khoa trường). 

 

Chính giữa nhà Bái Đường là nơi dự kiến đặt tượng thờ Khổng Tử. Đây chính là vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian vừa qua. Đại diện Sở Văn hóa Vĩnh Phúc cho biết, việc thờ Không Tử tại đây mới là dự kiến ban đầu, còn phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi quyết định. "Tỉnh đã tổ chức một số hội thảo, có mời các chuyên gia, nhà khoa học đến dự để bàn về vấn đề này. Dự kiến sẽ còn một số cuộc hội thảo nữa mới đưa ra được quyết định cuối cùng", lãnh đạo Sở nói.

 

Mái nhà tiền đường và nhà hậu Cung bằng gạch đỏ truyền thống. Từ khu nhà này có thể phóng tấm nhìn ra khu đô thị đang phát triển nhanh trong những năm gần đây của thành phố Vĩnh Yên. 

 

Khu Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng nhưng hiện tại, việc xây dựng phải tạm dừng do gặp khó khăn về vật liệu. Xung quanh công trình, khá nhiều vật liệu ngổn ngang.

 

 

Tin liên quan
Tin khác