Khởi đầu tuần 23 – 27/05 là 1 phiên giảm điểm khá mạnh hơn 18 điểm nhưng thay vì hoảng loạn bán tháo, nhà đầu tư tham gia mua vào khi giá cổ phiếu điều chỉnh. Liên tục 4 phiên tiếp, chỉ số tăng điểm, từ mức đóng cửa 1.218 của phiên ngày 23/05, tăng lên khi chốt tuần tại 1.285,45. So với mức đóng cửa cuối tuần trước, VN-Index đã tăng 44,74 điểm tương ứng mức tăng 3,61%.
Thông tin tích cực hôm nay là Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm lên mức BB+: Triển vọng ổn định, được xếp hạng bởi S&P Global Ratings - là 1 trong 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn và uy tín trên thế giới. Tổ chức này cũng đánh giá dự tính GDP Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 6,9%, với xu hướng dài hạn là 6,5%-7% từ năm 2023.
Trong thời gian 2 năm dịch bệnh, có đến 30 lượt hạ bậc tín dụng đến từ các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trong hai hai quốc gia ở khu vực châu Á–Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Việc được nâng hạng lên mức ổn định này được các nhà đầu tư đón nhận tích cực, kỳ vọng sẽ thu hút hơn dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Thị trường kết phiên năng tăng điểm rất tốt, tăng gần 17 điểm tương đương 1,33%. Mặc dù áp lực chốt lời phiên cuối tuần vẫn xuất hiện sau 14h00, nhưng không đủ để cản trở nhịp tăng phục hồi khi dòng tiền tham gia mạnh mẽ. Với thanh khoản gia tăng kết hợp việc dòng tiền lan tỏa đều các nhóm ngành, nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp tăng trưởng sẽ tiếp diễn
Nhiều cổ phiếu bluechip ghi nhận mức tăng quanh 10% trong tuần, như FPT (+14,7%), REE (+17,6%), PNJ (+15,4%)….Trong đó, FPT là cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index với mức ảnh hưởng +3,3 điểm, VHM ảnh hưởng 3,2 điểm và GAS ảnh hưởng 2,7 điểm.
Ngược lại, HPG vẫn đang là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index với mức ảnh hưởng -2,5 điểm.
Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng 350 tỷ đồng trong tuần, trong đó HPG là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 332 tỷ đồng, SSI bị bán ròng 235 tỷ đồng. Về mua ròng, Chứng chỉ quỹ VN-Diamond được mua ròng mạnh nhất với giá trị 429 tỷ đồng, bỏ xa mã thứ 2 là DCM với giá trị 191 tỷ đồng.
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, nhịp hồi phục trong tuần đã giúp chỉ số thoát khỏi xu hướng giảm điểm trung hạn và dài hạn, hai xu hướng này đã chuyển từ giảm sang đi ngang, trong khi xu hướng ngắn hạn khả quan hơn khi vươn lên tăng.
Tuy nhiên, , điểm rủi ro của thị trường là đang tiến gần vùng kháng cự 1310-1320 và 1350-1360. Vùng này từng có lực đỡ trước đó nên nhiều nhà đầu tư bị kẹp cũng như lượng hàng sẵn ở trên cũng nhiều nên dễ gặp điều chỉnh.
Về dòng tiền margin trên thị trường, được cho là về mức thấp, giảm 20-30% từ đỉnh điểm, cho thấy kỳ vọng thị trường sẽ có những biến động bình ổn thời gian tới, hơn là những cú giảm quá mạnh như thời gian. Nhưng điểm yếu là dòng tiền dù tham gia tốt hơn nhưng vẫn yếu.