“Bên cạnh đó KCN Thốt Nốt giai đoạn 1, 2, 3,4 cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm không chỉ vì đã có cảng tiếp nhận tàu trọng tải lớn mà nơi đây còn là cái “rốn” của vùng nguyên liệu nông sản. Khi cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và tuyến cao tốc Lộ Tẻ- Rạch Sỏi ngang qua KCN hoàn thành sẽ tạo sự kết nối giao thông thông suốt từ KCN đến các tỉnh trong vùng với TP.HCM, mở ra cơ hội phát triển mới cho KCN này. Với những lợi thế đó, nếu các chủ đầu tư KCN có sự chuẩn bị tốt về đất sạch thì chẵng bao lâu nữa các KCN này sẽ lấp đầy dự án", ông Hùng khẳng định.
. |
Theo số liệu của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, năm 2016, các KCN đã thu hút thêm gần 200 triệu USD vốn đầu tư, trong đó có 7 dự án mới và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn, đây là năm mà nguồn vốn đầu tư vào các KCN đạt mức cao nhất trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây. Điểm nổi bậc là địa phương đã thu hút được một số dự án lớn, tiêu biểu như dự án nhà máy sản xuất giày thể thao của Công ty TNHH TaeKwang (Hàn Quốc) có vốn đầu tư trên 171 triệu USD.
Tính đến nay, các KCN Cần Thơ có 220 dự án còn hiệu lực, với gần 330ha đất công nghiệp được nhà đầu tư thuê để triển khai dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1,6 tỷ USD, với vốn đã triển khai đạt gần 60% so vốn đăng ký. Với những yếu tố thuận lợi nêu trên, năm 2017, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư từ 100 - 120 triệu USD, đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ: mặc dù thu hút đầu tư vào Cần Thơ đã có bước khởi sắc nhưng địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng hạ tầng vì giá đền bù của đô thị loại I rất cao, nhiều nhà đầu tư hạ tầng đang rất khó khăn về nguồn vốn, vấn đề này địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị đến Chính phủ.
Trong lần làm việc mới đây tại địa phương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đang xem xét cơ chế đặc thù cho phép Cần Thơ có thể giảm tối đa đến 50% tiền thuê đất nếu đó là dự án trọng điểm, nằm trong danh mục ưu tiên mời gọi đâu tư phát triển địa phương, đây cũng là thông tin vui cho TP.Cần Thơ. Song song đó, địa phương cũng đang lấy ý kiến tham mưu của các sở ngành trong xây dựng cơ chế để có được một đơn vị với tiềm lực đủ mạnh như mô hình Becamex IDC Bình Dương để đẩy nhanh phát triển hạ tầng KCN, đáp ứng nhu cầu thuê đất cho nhà đầu tư thứ cấp, ông Nam cho biết thêm.
Dịp này, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cũng có 9 kiến nghị, đề xuất đến UBND thành phố, đáng chú ý là các kiến nghị: cho phép đơn vị hạ tầng năng lực yếu được liên doanh tăng vốn hoặc kiên quyết thu hồi để giao cho nhà đầu tư đủ năng lực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; cho phép chuyển đổi Trung tâm xây dựng hạ tầng KCN Thốt Nốt (đơn vị trực thuộc) hoạt động theo mô hình doanh nghiệp để có thêm chức năng kinh doanh bất động sản và nhà ở công nhân; Đề nghị điều chỉnh chỉ giới xây dựng cây xanh trong các KCN khu vực nội ô đô thị như Hưng Phú, Thốt Nốt từ 50 m xuống còn 10 m nhằm phù hợp với quy hoạch đô thị hiện hữu và tiết kiệm đất tại các KCN.