Doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng thêm 81 tỷ USD
Thế Hải - 07/10/2024 07:27
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ 9 tháng năm 2024 đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng kim ngạch tăng thêm so với cùng kỳ 81,07 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm nay tăng thêm 81 tỷ USD so với cùng kỳ.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay (6/10), hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng tiếp tục là điểm sáng.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ 9 tháng đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, tăng so với cùng kỳ năm trước hơn 81 tỷ USD. (Cùng kỳ năm trước, xuất nhập khẩu chỉ đạt 497,4 tỷ USD, giảm 11% do ảnh hưởng của kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt gần 300 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 83,47 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 216,16 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 72,1%. 

9 tháng qua, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%). 

Các thị trường chủ lực, nhập nhiều hàng Việt đều tăng ấn tượng.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, tăng 27,4%, EU 38,1 tỷ USD, tăng 17%, ASEAN 27,6 tỷ USD, tăng 13%, Hàn Quốc 18,9 tỷ USD, tăng 7%.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá chủ lực 9  tháng năm 2024.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, là thị trường lớn thứ 2, nhưng tốc độ tăng chỉ là 1% so với cùng kỳ, cùng đó, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tăng 4,2%, với 18 tỷ USD.

Cán cân thương mại sang các thị trường lớn, ngoại trừ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN  đều duy trì xuất siêu lớn. Cụ thể, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 78,5 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; sang EU ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 20,8%;  sang Nhật Bản 1,9 tỷ USD, tăng 28,8%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 61,4 tỷ USD, tăng 70,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc 22,6 tỷ USD, tăng 9,2%; nhập siêu từ ASEAN 6,2 tỷ USD, tăng 9,3%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu,  nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 3,29 tỷ USD, chiếm 1,1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 263,47 tỷ USD, chiếm 87,9%; nhóm hàng nông sản, lâm sản sơ bộ đạt 25,64 tỷ USD, chiếm 8,6%; nhóm hàng thủy sản sơ bộ đạt 7,23 tỷ USD, chiếm 2,4%.

                                   Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2024

 

 

Giá trị

(Triệu USD) 

Tốc độ tăng so với

cùng kỳ năm trước (%) 

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

 

 

Điện tử, máy tính và linh kiện

52.757

27,4

Điện thoại và linh kiện

41.895

7,2

Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác

37.794

22,1

Dệt, may

27.348

8,9

Giày dép

16.538

12,5

Gỗ và sản phẩm gỗ

11.686

21,5

Phương tiện vận tải và phụ tùng

11.054

3,8

Đối với nhập khẩu, thống kê cho thấy, trong quý III/2024, kim ngạch nhập khẩu sơ bộ đạt 99,74 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,1% so với quý II/2024. 

Tính chung 9 tháng, nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%. 

Có 40 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45%).

                              Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2024

 

Giá trị 

(Triệu USD) 

Tốc độ tăng so với

cùng kỳ năm trước (%) 

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

 

 

Điện tử, máy tính và LK

79.116

25,8

Máy móc thiết bị, DC PT khác

35.419

16,6

Vải

10.949

14,3

.

Tin liên quan
Tin khác