Ảnh minh họa |
15 tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chỉ tiêu chung của từng tiêu chí:
1- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản (> 3%/ năm)
2- Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt (> 3%/ năm)
3- Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi (> 5%/ năm)
4- Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản (> 5%/ năm)
5- Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất (> 5%/ năm)
6- Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp (> 3,5%/ năm)
7- Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản (> 5%/ năm)
8- Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản (> 3,5%/ năm)
9- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết (> 15%)
10- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương (> 10%)
11- Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước (> 20%)
12- Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận (> 25%)
13- Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (> 35%)
14- Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (> 40%)
15- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch (> 60%).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức, thực hiện và hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả quá trình thực hiện tái cơ cấu toàn ngành từ Trung ương đến địa phương theo Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện.