| ||
Nước sạch là lĩnh vực ưu tiên tài trợ của ADB với Việt Nam |
Đại diện ký kết cho Chính phủ Việt Nam và ADB là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam Tomoyuki Kimura.
Ông Kimura phát biểu “Cung cấp nước sạch là điều quan trọng để nâng cao sức khỏe và điều kiện sống của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ nghèo. Vì vậy, ADB và Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh những nỗ lực chung của mình nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước có chất lượng tốt hơn cho những người nghèo.”
Hiệp định vay vốn thứ nhất cung cấp 212 triệu USD bằng nguồn vốn vay thông thường cho gói hỗ trợ thứ hai của quỹ tài trợ giải ngân nhiều đợt có tổng trị giá 1 tỷ USD cho Chương trình Đầu tư Ngành Nước đã được được phê duyệt vào năm 2011. Chương trình này được xây dựng để hỗ trợ cho khoảng 500.000 hộ gia đình nghèo lần đầu tiên được kết nối với nguồn nước.
Trong đợt giải ngân lần này, các công ty cấp nước sẽ thực hiện các tiểu dự án, bao gồm việc xây dựng các nhà máy cấp nước, các trạm bơm, các hệ thống đường ống dẫn nước và đường ống phân phối nước cho khoảng 94.000 hộ gia đình ở các tỉnh Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và hai thành phố là Đà Nẵng và Hải Phòng. Các hộ gia đình này sẽ lần đầu tiên được sử dụng nguồn nước máy. Các công ty cấp nước cũng sẽ vay vốn để chuẩn bị cho dự án đầu tư được tài trợ trong giai đoạn tiếp theo.
Hiệp định vay vốn và viện trợ không hoàn lại thứ hai, bao gồm một khoản vay trị giá 25 triệu USD từ ADB và một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 12 USD từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Ô-xtrây-li-a sẽ cấp vốn cho việc cải thiện chất lượng các đầu ra của dự án và bù đắp các chi phí phụ trội và thiếu hụt tài chính của Dự án Hành lang Ven biển phía Nam Tiểu vùng Mê-công Mở rộng (GMS).
Khoản tài chính này cũng sẽ hỗ trợ thiết kế chi tiết và hỗ trợ triển khai các đoạn còn lại trên tuyến Hành lang Ven biển phía Nam GMS trên lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Rạch Giá. Đây là khoản vay dự kiến sẽ được ADB xem xét trong năm 2014.
Ông Kimura phát biểu thêm “Thông qua khoản tài trợ và chuẩn bị bổ sung cho giai đoạn tiếp theo của Dự án Hành lang Ven biển phía Nam GMS này, Chính phủ Việt Nam và ADB hướng đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dọc Hành lang Ven biển phía Nam bằng cách củng cố kết nối với các quốc gia láng giềng, giảm thời gian và chi phí vận tải, tạo điều kiện cho người và hàng hóa đi lại một cách có hiệu quả trong khu vực dự án và giữa các quốc gia GMS.”viên trong khu vực. Trong năm 2012, ADB đã hỗ trợ tổng cộng 21,6 tỷ đô-la Mỹ, trong đó có 8,3 tỷ đô-la đồng tài trợ.
Thùy Liên