Tháng 10/2023, trong số 350 công ty được đánh giá bởi Liên minh Đo lường điểm chuẩn thế giới (World Benchmarking Alliance - WBA), Bayer đạt vị trí thứ 4 về Tiêu chuẩn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Nature & Biodiversity Benchmark - FAB) cho nỗ lực giảm tác động môi trường, hạng 5 về Tiêu chuẩn Thực phẩm và Nông nghiệp (Food & Agriculture Benchmark - NBB) trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm sang phương pháp thực hành bền vững. Những thành tích nổi bật còn được nhấn mạnh với vị trí số 1 trong hạng mục Vật tư nông nghiệp đầu vào thuộc Tiêu chuẩn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học. Điều này thể hiện cam kết của Công ty trong việc giảm tác động và thúc đẩy tương lai tươi sáng cho môi trường.
Là công ty nông nghiệp hàng đầu thế giới, Bayer cam kết mang lại những lợi ích tốt nhất đến nhà nông và góp phần phát triển hệ thống lương thực bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động của nông nghiệp đến môi trường. Công ty đã đưa ra cam kết đầy tham vọng, như là bước đi đầu tiên trong hành trình hướng đến tương lai nông nghiệp bền vững.
Theo đó, vào năm 2030, Bayer sẽ thu hẹp dấu chân khí hậu (climate footprint) của hoạt động nông nghiệp, giúp nông dân giảm khí thải nhà kính thêm 30%. Công ty cũng đặt mục tiêu tiếp cận 100 triệu nông hộ nhỏ ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vào năm 2030, hỗ trợ nâng cao kiến thức nông nghiệp, tiếp cận các sản phẩm độc đáo và mở rộng quan hệ đối tác nhằm cải thiện thu nhập và đời sống của nhà nông.
Để tạo thêm những bước tiến mạnh mẽ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp, Bayer đã xây dựng và triển khai nhiều sáng kiến nội bộ cũng như các chương trình hợp tác với bên ngoài.
Về đối ngoại, Công ty cố gắng hỗ trợ nông dân chuyển sang nông nghiệp tái sinh, một mô hình dựa trên kết quả tập trung cải thiện sức khỏe, khả năng phục hồi của đất, cũng như các mục tiêu quan trọng khác, bao gồm ứng phó biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải, loại bỏ carbon, duy trì đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên nước, cải thiện sản lượng, điều kiện kinh tế và phúc lợi xã hội cho nông dân và cộng đồng.
Đồng thời, Công ty nỗ lực đào tạo nông dân những kiến thức về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, có trách nhiệm, đảm bảo sản phẩm được sử dụng đúng mục đích, theo hướng dẫn trên bao bì để tối đa hóa lợi ích cho nông dân, đồng thời giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, an toàn và môi trường. Ngoài ra, Bayer còn đặc biệt chú trọng việc tập huấn nông dân sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nông nghiệp để giảm thiểu các nguy cơ ảnh hướng đến sức khỏe trong quá trình canh tác.
Sáng kiến ForwardFarming vừa ra mắt tại Việt Nam là một ví dụ điển hình về nỗ lực của Bayer trong thúc đẩy và hỗ trợ sự dịch chuyển của ngành nông nghiệp sang phương pháp canh tác tái sinh. Trong vụ lúa đầu tiên, dự án kéo dài 3 năm đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhờ áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh. Năng suất lúa tăng đáng kể khoảng 13% và tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập của nông dân tăng 46% so với phương pháp canh tác thông thường. Bên cạnh đó, sáng kiến còn góp phần giảm bớt vật tư đầu vào như hạt giống, thuốc diệt cỏ, phân bón và khối lượng công việc cho nông dân.
Trong khuôn khổ sáng kiến ForwardFarming, Bayer đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho 2.000 nông dân về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, các giải pháp canh tác giúp nhà nông tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cũng như giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa. Trong đó, 500 nữ nhà nông cũng được tập huấn với các chủ đề về sức khỏe để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp và cộng đồng.