Cuộc sống của các đô vật sumo Nhật Bản gần đây đã được tiết lộ khi họ tham gia giải đấu Grand Sumo Tournament tại đền Ganjoji Yakushido, tỉnh Nagoya. Những đô vật, trong tiếng Nhật gọi là “rikishi”, dành hơn 3 giờ buổi sáng để luyện tập môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản có nguồn gốc từ thể kỷ 15. (Ảnh: Reuters)
Các sumo kết thúc tập luyện sáng vào 10h30. Trong ảnh: Một võ sĩ sumo chụp ảnh và cho chữ ký người hâm mộ trước khi bước vào bữa ăn trưa. (Ảnh: Reuters)
Bữa trưa của họ bao gồm chân giò, các món cá, cơm trắng và món lẩu đặc trưng của các đô vật sumo có tên: chanko nabe. Mỗi ngày một võ sĩ sumo thường nạp 8.000 calo. (Ảnh: Reuters)
Sau đó, họ ngủ trưa với sự hỗ trợ của mặt nạ dưỡng khí để thúc đẩy trao đổi chất. (Ảnh: Reuters)
Áp lực từ sự khổ luyện và những truyền thống xưa cũ đã khiến các bạn trẻ Nhật Bản dường như dần “chối từ” môn thể thao truyền thống. Để duy trì môn võ cổ truyền, Nhật Bản đã tuyển những người nước ngoài, trong đó có người Mông Cổ, về để đào tạo trở thành võ sĩ sumo. Trong ảnh: 2 võ sĩ sumo người Brazil và Mông Cổ chuẩn bị luyện tập. (Ảnh: Reuters)
Đô vật Tomozuna Oyakata (hay còn gọi là Kyokutenho), một trong 6 người Mông Cổ đầu tiên luyện tập sumo tại Nhật Bản, cho biết: “Ban đầu, ngôn ngữ chính là điều làm bạn căng thẳng nhất”. Giờ đây, Kyokutenho đã nói rất tốt tiếng Nhật, lấy vợ Nhật và đổi tên gốc Nyamjavyn Tsevegnyam và từ bỏ quốc tịch Mông Cổ để nhập quốc tịch Nhật Bản, một điều kiện tiên quyết để có thể trở thành thành viên của Hiệp hội sumo (còn gọi là oyakata). (Ảnh: Reuters)
Những võ sĩ sumo nước ngoài gần như được “đồng hóa” với văn hóa Nhật Bản. Từ trang phục, cách ăn mặc, đồ ăn, ngôn ngữ... đều tuân thủ luật lệ của môn sumo và luật lệ của người Nhật. (Ảnh: Reuters)
Đô vật Kyokutaisei chụp ảnh với trẻ em bên ngoài đền Ganjoji Yakushido. (Ảnh: Reuters)