TIN LIÊN QUAN | |
Ông Hội Bitexco: Lo gì không bán được nhà | |
Sức hút đặc biệt của The Manor Central Park | |
CNN đưa Tháp Bitexco vào Top 25 toà nhà nổi tiếng thế giới | |
Bitexco tái khởi động dự án tỷ đô |
Đang rất thành công với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Tập đoàn đã táo bạo mở rộng đầu tư sang lĩnh vực hạ tầng giao thông. Sau khi hoàn thành tuyến đường tránh Thành phố Thanh Hoá, Bitexco đã và đang xúc tiến đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài gần 100 km, với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng.
Bitexco Financial Tower là một trong 25 tòa nhà chọc trời trên thế giới mang tính biểu tượng về xây dựng |
Đầu tư giao thông đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nên từ trước đến nay, các dự án giao thông thường được xây dựng bằng vốn ODA và ngân sách nhà nước. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực giao thông tại Việt Nam. Là một doanh nghiệp tiên phong trong các dự án đầu tư xây dựng, Bitexco quyết tâm theo đuổi lĩnh vực này, mặc dù hoàn toàn nhận thức được những khó khăn và thách thức khi đầu tư vào những dự án chưa có tiền lệ.
Bitexco đã theo đuổi Dự án Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết từ năm 2007, mà ban đầu được triển khai xây dựng theo hình thức BOT.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, định hướng và tư vấn của Bộ Giao thông - Vận tải và Ngân hàng Thế giới, Bitexco đã mạnh dạn đề xuất đưa mô hình đối tác công tư (PPP) - một hình thức đầu tư hoàn toàn mới ở Việt Nam vào áp dụng thí điểm cho dự án này. Mặc dù được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với hình thức BT hay BOT, nhưng PPP cũng đặt ra rất nhiều thách thức, vì khuôn khổ pháp lý vẫn chưa hoàn thiện.
Trả lời câu hỏi: “Liệu Bitexco có đủ năng lực và tiềm lực tài chính để theo đuổi dự án lớn và chưa có tiền lệ như Dầu Giây - Phan Thiết?”, ông In Suk Ko, Tổng giám đốc điều hành Bitexco, khẳng định: “Những dự án chưa có tiền lệ đặt ra thách thức rất lớn, nhưng chúng tôi có đủ kinh nghiệm để hóa giải những thách thức và quyết tâm triển khai dự án”.
Vượt qua thách thức chưa có tiền lệ
Trước khi đặt chân vào lĩnh vực giao thông, Bitexco đã là nhà đầu tư xây dựng những dự án chưa có tiền lệ. Đơn cử, tại Việt Nam không thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, nhưng hầu như chưa một đơn vị tư nhân trong nước nào thực hiện, mà đều là chủ đầu tư nước ngoài.
Tập đoàn Bitexco cũng vậy, chưa bao giờ đầu tư khách sạn, nhưng đã tiên phong phát triển thành công và đã mở cửa dự án khách sạn 5 sao JW Marriott tại Hà Nội. Chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể xây dựng được tòa nhà chọc trời với lối kiến trúc phức tạp. Tuy nhiên, Bitexco đã chứng minh được năng lực quản lý, xây dựng và tiếp thu các công nghệ tiên tiến trên thế giới, phát triển và xây dựng thành công tòa cao ốc 68 tầng
Bitexco Financial Tower tại TP.HCM, hiện cũng là một trong những biểu tượng của thành phố này. Và hơn 10 năm trước, khi chưa có doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp để bán, thì Bitexco cũng tiên phong phát triển thành công Dự án The Manor tại Hà Nội và TP.HCM.
Khi quyết tâm và đề xuất hình thức PPP cho Dự án Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Bitexco cũng đã lường trước được những khó khăn, cũng như những nghi ngờ về tính khả thi của mô hình, đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong nước, giống như những nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa Dự án Bitexco Financial Tower khi ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Bitexco, công bố dự án 8 năm về trước. Lúc đó, ít ai tin
Bitexco có thể triển khai được dự án này, bởi chưa doanh nghiệp nào xây dựng được cao ốc cao quá 33 tầng.
Ngay như ông Carlos Zapata cũng không tin là Bitexco muốn xây dựng một tòa cao ốc chọc trời khi được Bitexco mời thiết kế kiến trúc cho tòa tháp này. Nhưng qua trao đổi với ông Hội, kiến trúc sư Mỹ lừng danh này mới hiểu được quyết tâm và bản lĩnh tiên phong của Bitexco. Vượt qua mọi nghi ngờ và hóa giải những thách thức về xây dựng bằng cách áp dụng các tinh hoa công nghệ của thế giới, Bitexco đã khai trương tòa tháp cao nhất TP.HCM vào năm 2010.
Phát triển dự án nhà chọc trời đã rất thách thức, nhưng đối với Bitexco Financial Tower, lại càng thách thức hơn, vì hình dáng búp sen của tòa tháp rất khó xây dựng. Làm thế nào mà một doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm phát triển cao ốc chọc trời như Bitexco có thể vượt qua được thách thức này? Câu trả lời của ông Hội là: “Nếu có ý tưởng tốt, biết đi tắt đón đầu, áp dụng những tinh hoa kiến thức và công nghệ của thế giới, doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được những công trình chất lượng và đẳng cấp quốc tế không thua kém, thậm chí là tốt hơn doanh nghiệp nước ngoài”.
Vì thế, Bitexco đã thuê đội ngũ các nhà tư vấn danh tiếng trên thế giới tham gia phát triển Dự án, như Turner (quản lý dự án), Hyundai E&C (nhà thầu xây dựng), Lera (nhà thầu kết cấu). Nhờ đó, Bitexco đã phát triển thành công
Bitexco Financial Tower và cũng nhờ cách làm này mà Bitexco đã hoàn thành Dự án Khách sạn JW Marriott với 450 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao +. Một lần nữa, chất lượng và đẳng cấp quốc tế của các dự án do Bitexco phát triển lại được khẳng định bằng việc JW Marriott được quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất của Tập đoàn Marriott International (Hoa Kỳ).
Việc phát triển thành công Bitexco Financial Tower và JW Marriott cho thấy, khả năng của Bitexco trong việc xây dựng những dự án lớn theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời, chứng minh được năng lực quản lý, vận hành và kiểm soát chi phí giá thành xây dựng hiệu quả trong các dự án của mình.
Cả 2 dự án này đều trở thành những dự án tiêu biểu ở Việt Nam và được giới truyền thông quốc tế như CNN, Bloomberg, Financial Times đánh giá cao. Bitexco Financial Tower từng được bầu chọn là một trong 20 công trình mang tính biểu tượng nhất thế giới (năm 2011), vào đầu tháng 8/2013, hãng truyền thông CNN (Mỹ) tiếp tục lựa chọn Bitexco Financial Tower là một trong 25 tòa nhà chọc trời trên thế giới mang tính biểu tượng về xây dựng, ngang tầm với Tháp Empire States Building ở New York và Petronas Twin Towers ở Malaysia. Báo The Business Times đánh giá, tòa tháp là biểu tượng cho một Việt Nam thịnh vượng.
Khả năng tập hợp nguồn lực
Nhìn lại suốt một thập kỷ qua có thể thấy, Bitexco đối mặt với những thách thức rất lớn khi phát triển những dự án không những là chưa có tiền lệ, mà còn trong bối cảnh không thuận lợi.
Bitexco Financial Tower được mở cửa giữa lúc thị trường văn phòng cho thuê tụt dốc. Khách sạn JW Marriott được xây dựng trong lúc thị trường bất động sản suy thoái, lạm phát cao, kinh doanh khó khăn. Đặc biệt, đây là những dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, với tổng vốn đầu tư của cả hai dự án này lên đến hơn 11.000 tỷ đồng.
Không giống với việc xây dựng nhà ở có thể huy động vốn trước từ người mua nhà, việc phát triển các dự án văn phòng và khách sạn như
Bitexco Financial Tower và JW Marriott, đòi hỏi nhà đầu tư phải chủ động được nguồn tài chính. Bài học từ cuộc khủng hoảng bất động sản thời gian qua cho thấy, nếu doanh nghiệp không sắp xếp được nguồn tài chính, mà chỉ dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng, hoặc người mua nhà, thì sẽ thất bại, mà biểu hiện rõ nét nhất là rất nhiều dự án bất động sản bị chậm tiến độ, hoặc dừng lại hẳn vì thiếu vốn sau khi tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản bị thắt chặt.
Vì thế, việc Bitexco hoàn thành xây dựng hai dự án này không những chứng minh được kỹ năng quản trị, năng lực tiếp thu công nghệ mới của quốc tế, mà còn khẳng định năng lực thu xếp vốn của Tập đoàn đối với dự án đòi hỏi vốn lớn và được phát triển trong môi trường đầy thách thức.
Quay trở lại với Dự án Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, vì đây là dự án thí điểm, quy chế pháp lý cho các dự án hợp tác công - tư lại đang trong quá trình hoàn thiện, nên công tác chuẩn bị của dự án đã kéo dài hơn 6 năm và rất phức tạp. Cho đến thời điểm này,
Bitexco cũng đã vượt qua những điều kiện rất khó khăn do Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đặt ra để được lựa chọn là nhà đầu tư thứ nhất của Dự án, đồng thời, cùng với Bộ Giao thông - Vận tải đem dự án ra chào mời các nhà đầu tư quốc tế tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ.
Phát triển hạ tầng được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI xác định là một trong 3 nút thắt cần tháo gỡ để phát triển kinh tế. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhu cầu vốn cho đầu tư hạ tầng ở Việt Nam rất lớn và vốn ODA sẽ không đủ để phát triển hạ tầng. Vì thế, Việt Nam cần hệ thống thể chế mới và hình thức đầu tư mới để thu hút được nguồn vốn từ lĩnh vực tư nhân cho phát triển hạ tầng thông qua cơ chế PPP. Bitexco đang sẵn sàng là người tiên phong với dự án thí điểm Dầu Giây - Phan Thiết, giống như DN này đã làm với Dự án Bitexco Financial Tower.
Nhà thầu ngoại tấp nập dự thầu Dự án PPP Dầu Giây-Phan Thiết (baodautu) 7 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư quốc tế đã nộp hồ sơ dự sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thứ hai cho Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức PPP. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết tuyển nhà đầu tư ngoại |
Dự án cao tốc 757 triệu USD xuất ngoại mời thầu (baodautu.vn) Sau thành công của đợt roadshow tại Mumbai, Ấn Độ, ngày mai (26/7), Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục giới thiệu, quảng bá Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết tại Seoul, Hàn Quốc. |
Giang Sơn