Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trong phiên chất vấn sáng ngày 12/11. |
“Chúng tôi ủng hộ các gói kich cầu để phát riển kinh tế”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc báo cáo Quốc hội trong phiên chất vấn nhóm vấn đề về kế hoạch và đầu tư sáng 12/11.
Là cơ quan cùng được giao tính toán, cân nhắc các nguồn lực cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định như vậy
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nếu tính theo GDP cũ, thì năm 2021, nợ công đang ở mức 56,8% GDP, dù vẫn dưới mức trần 60% nhưng vượt ngưỡng cảnh báo 55%. Dư nợ Chính phủ là 51,5%. Tuy nhiên, theo GDP đánh giá lại, dư nợ Chính phủ là 40,5%, nợ công là 44,7%. Nợ công năm 2021 là 3.750.000 tỷ đồng, nợ Chính phủ là 3.370.000 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều đại biểu tiếp tục bày tỏ sự băn khoăn về rủi ro lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô khi triển khai Chương trình phục hồi và Phát triển kinh tế mà Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất, dự kiến sẽ có nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn từ chính sách tài khóa.
Tuy nhiên, đồng tình với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết cần gói chính sách kích thích, phát triển kinh tế nhưng sẽ phải đảm bảo yêu cầu thực hiện hiệu quả, đúng trọng tâm.
“Chúng ta chấp nhận bội chi ngân sách có thể tăng trưởng trong 2 năm 2022, 2023, nhưng cùng với đó là thực hiện hiệu quả gói kích thích để tăng thu ngân sách, từ đó giảm bội chi vào năm tiếp theo, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Về thực hiện, theo Bộ trưởng, có nhiều gói giải pháp. Ví dụ hỗ trợ lãi suất, nếu bỏ ra mỗi năm 20.000 tỷ đồng, với lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp là 4%, trong 2 năm, sẽ huy động 1 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế. Quan trọng là khoản này không làm tăng bội chi ngân sách, không làm tăng nợ công, vì nguồn này lấy trong nguồn đầu tư chưa phân bổ trong giai đoạn 2021-2025.
Các giải pháp khác như phát hành trái hiếu Chính phủ hoặc phát hành công trái, trái phiếu bằng ngoại tệ để huy động tiền trong dân.
“Có thể huy động khoảng 180.000 tỷ đồng từ giải pháp này. Với khoản huy động này, mỗi năm chỉ tăng bội chi ngân sách khoảng tăng thêm 1%/năm, nghĩa là 5% trong hai năm 2022 và 2023. Sẽ vẫn đảm bảo chỉ tiêu bội chi ngân sách ca giai đoạn 5 năm”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc ví dụ một số giải pháp đang được cân nhắc.
Nhưng người đứng đầu ngành tài chính cũng nhắc đến các yêu cầu để hấp thụ được nguồn vốn này.
“Quan điểm của tôi là tiền này dành cho các dự án đầu tư công có vai trò dẫn dắt dòng vốn đầu tư xã hội, các dự án, công trình trọng điểm, các lĩnh vực kinh tế tạo ra đột phá lớn cho tăng trưởng. Nhưng để hấp thụ được nguồn vốn này, cần có sự chuẩn bị, chuẩn bị nhanh các dự án”, Bộ trưởng Phớc đề nghị.
Lúc này, các quy trình, thủ tục trong giai đoạn đặc biệt được nhắc đến để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Các công cụ thực hiện chính sách tài khóa là công cụ thuế, thu ngân sách, công cụ nợ và công chụ chi ngân sách.
Và thực hiện kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, linh hoạt để đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Cùng với đó, kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa và tiện tệ cũng được xác định là giải pháp quan trọng.