Trong khi những DN quy mô lớn, hoạt động minh bạch, công bố thưởng Tết rất rõ ràng từ trước Tết 1 - 2 tháng, với mức thưởng khủng, thì ở những DN nhỏ và siêu nhỏ, câu chuyện này đến nay vẫn kín như bưng.
CEO kỳ này là bà Nguyễn Thị Kiều Phương Trang, Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Phát |
“Các cuộc họp vẫn diễn ra hàng tuần, nhưng chưa thấy ai nói gì đến thưởng Tết. Với 4 năm làm ở công ty này, tôi nghĩ, chắc chỉ có một tháng lương thứ 13, khoảng 3,5 triệu đồng. Mà thường đến ngày làm việc cuối cùng mới có tiền thưởng Tết”, nhân viên một công ty truyền thông ở Hà Nội chia sẻ.
Tương tự, đến thời điểm này, công nhân tại các khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Mai Trung, Bình An (tỉnh Bình Dương) cũng vẫn chưa nhận được thông tin gì về thưởng Tết.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 20% DN trên cả nước chưa có kế hoạch thưởng Tết. Đối với những DN đã có kế hoạch, mức thưởng Tết cao nhất thuộc về khối tập đoàn - tổng công ty nhà nước, với mức 7 - 15 triệu đồng/người; các doanh nghiệp FDI thưởng bình quân 4,8 triệu đồng/người, doanh nghiệp tư nhân là 4,3 triệu đồng/người. Cá biệt, có DN ở tỉnh Bình Phước báo cáo chỉ thưởng Tết 30.000 đồng/người.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất là, có DN còn tính chuyện cho nhân viên nghỉ Tết kéo dài, không lương.
Đơn cử, một DN chuyên nhập khẩu và phân phối máy photocopy và các loại máy móc văn phòng nọ kinh doanh ngày càng sa sút, do thị trường khó khăn và cạnh tranh gay gắt. Doanh số hoạt động liên tục giảm trong 3 tháng qua, có tháng giảm tới 19%. Theo tính toán, dịp Tết này, Công ty sẽ không đủ tiền để trang trải chi phí, duy trì hoạt động và trả lương, thưởng cho nhân viên.
Trước tình hình đó, để duy trì hoạt động của Công ty qua Tết, cũng như không phải cắt giảm nhân viên, các cổ đông gợi ý CEO giải pháp cho toàn bộ nhân viên nghỉ Tết kéo dài 1 tháng. Theo đó, ngoài những ngày nghỉ Tết theo quy định của Nhà nước, thì những ngày nghỉ còn lại không có lương.
Sau khi nghiên cứu, nhận thấy đây là giải pháp duy nhất có thể cứu DN, nên CEO đã đưa vấn đề ra bàn bạc với công đoàn và nhân sự. Tuy nhiên, giải pháp này của CEO gặp phải sự phản đối quyết liệt.
Nhân sự và công đoàn cho rằng, nếu nghỉ như vậy thì nhiều người lao động và gia đình của họ sẽ mất Tết vì không có lương, không có thưởng. Nhiều gia đình sẽ rơi vào cảnh bế tắc, họ sẽ không biết lấy gì để nuôi gia đình, con cái. Hơn nữa, Công ty đã ký hợp đồng với họ, nên nghỉ Tết kéo dài hay không thì vẫn phải trả lương cho nhân viên.
Trước quan điểm trên, CEO cho biết: “Với những khó khăn về tài chính hiện nay, nếu người lao động đi làm thì Công ty cũng không có khả năng trả lương, phải tính đến cắt giảm nhân sự. Đây là giải giải pháp tôi không muốn, vì việc này sẽ dẫn đến thiếu người khi vào mùa vụ. Nếu họ không đồng ý thì nguy cơ Công ty phải đóng cửa có thể xảy ra”.
Cũng phải nói thêm là, trong Bộ luật Lao động, thưởng Tết không phải là khoản bắt buộc, mà là khoản khuyến khích. Tuy nhiên, hầu hết DN khi làm ăn bình thường đều có phương án chi thưởng Tết và điều này cũng được quy định cụ thể trong hợp đồng với người lao động. Vậy nên, CEO buộc phải gặp gỡ thêm bộ phân nhân sự, công đoàn vào chủ Nhật tuần này để trao đổi.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa Thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Bộ không nắm rõ mức thưởng tết của doanh nghiệp () Số doanh nghiệp công khai mức lương, thưởng quá ít không đủ phản ánh mức thưởng tết của doanh nghiệp. |
Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất 85,6 triệu đồng Ngày 9/1, mức thưởng Tết âm lịch năm 2015 cao nhất được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội thống kê đạt mức 85.600.000 đồng/người. So với mức thưởng Tết cao nhất của doanh nghiệp tại TP.HCM, mức thưởng của Hà Nội chỉ bằng khoảng 1/7. |
Thưởng Tết bằng chả cá, gạch men () Tết Nguyên Đán Ất Mùi sắp đến, trong khi người lao động đang thấp thỏm mong ngóng khoản tiền thưởng Tết, thì nhiều chủ sử dụng lao động lại méo mặt lo tiền thưởng cho nhân viên. |
Anh Vũ