Theo ông Audier, các thương vụ M&A ở Việt Nam sẽ gián tiếp được hưởng lợi khi hiệp định thương mại tư do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được thông qua. Tuy nhiên, khẩu vị của các nhà đầu tư Châu Âu thường có những dự án mang tính đặc thù cao nên nếu không có các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư thì rất khó thuyết phục họ tham gia.
Theo đó, bắt đầu từ 1/1/2021, Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên cả ba bộ luật được áp dụng cùng một thời điểm. Nhìn chung, ba luật này đều đưa ra các điều khoản rõ ràng hơn trong việc đầu tư và bảo vệ nhà đầu tư tham gia.
Cụ thể, với luật Doanh nghiệp sửa đổi, luật cũ quy định cổ đông/nhóm cổ đông có quyền đề cử nhân sự vào HĐQT Công ty nhưng phải sở hữu đồng thời hai điều kiện là nắm giữ từ 10% cổ phần Công ty trở lên và thời gian nắm giữ liên tục trong 6 tháng. Đây là các điều khoản không hợp lý để các bên tham gia vào tái cơ cấu Công ty phải mất gần nửa năm. Luật mới đã hạ điều kiện này xuống 5% và bỏ quy định nắm giữ trong thời gian 6 tháng.
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham. |
Trong khi đó Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán sửa đổi, Chính phủ cam kết sẽ ban hành một doanh mục dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài về các lĩnh vực hạn chế đầu tư, mức độ hạn chế cụ thể như thê nào. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra ra danh sách các lĩnh vực được ưa đãi đầu tư với mức chính sách cao hơn mức bình thường để ưu đãi các nhà đầu tư.
Phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một trong những vấn đề các nhà đầu tư quan tấm nhất là năng lực của các bộ địa phương khi làm việc với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài. Các địa phương như TP.HCM, Hà Nội có nhiều kinh nghiệm nhưng các tỉnh vùng núi phía Bắc hay các địa phương có vốn đầu tư nhỏ thì là đó là vấn đề lớn.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết một trong những chiến lược đột phá quan trọng trong đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước trng thời gian tới là nguồn nhân lực. Đây là kế hoạch tầm nhìn từ 5 đến 10 năm để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông Audier cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư từ châu Âu. Đầu tiên là luật cạnh tranh và thực thi luật cạnh tranh phải tương đồng với châu Âu. Thứ đến, một vấn đề không mới, là khi có tranh chấp xảy ra thì các nhà đầu tư tìm đến đâu để xử lý. Và cuối cùng là các thủ tục cần thiết để các nhà đầu tư rút ra khỏi Việt Nam.
Ông Audier kỳ vọng rằng, các quy định bảo vệ nhà đầu tư sẽ lan toả sang các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, Logistic trong thời gian tới, vốn đang bị trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc chiến thương mại của các quốc gia lớn.
"Khi EVFTA được thông qua thì đây là các chương trình mới để tạo sự bảo vệ cho nhà đầu tư Việt Nam và Châu Âu. Chúng tôi kỳ vọng có sự tiến triển từ các giao dịch như vậy", ông Audier nói