- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Có niềm tin là có tất cả
- Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Cần nhìn nhận doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19
- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ: Nên cho các doanh nghiệp cùng được giãn nợ 6 đến 9 tháng
- Doanh nghiệp kiến nghị bơm tiền tránh đứt gãy thanh khoản, cơ quan quản lý nói gì?
Ông Đặng Hồng Anh là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Trong vai trò doanh nhân, ông Phó chủ tịch Tập đoàn TTC.
Bên cạnh các hoạt động cộng đồng, các doanh nghiệp nói chung và Hội viên Doanh nhân trẻ Việt Nam đều bị ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề trong đợt dịch lần thứ tư này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, doanh nhân Đặng Hồng Anh đưa ra 4 đề xuất nổi bật.
Doanh nhân Đặng Hồng Anh đưa ra các đề xuất nhằm hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng 12/10. (Ảnh: Hồng Phúc). |
Thứ nhất, việc di chuyển và vận chuyển của doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Vì đây là nhu cầu cơ bản và quan trọng để có thể đi làm, mua nguyên vận liệu sản xuất kinh doanh và bán sản phẩm dịch vụ cho đối tác, khách hàng.
Chính phủ và Bộ Giao thông- Vvận tải đã có nhiều quyết sách nhanh chóng để nối lại chuỗi đứt gãy.
Nhưng theo Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, sau khi đưa ra quy trình chính sách trước khi ban hành, Bộ Giao thông - Vận tải nên gửi về các địa phương yêu cầu đóng góp ý kiến trong 1-2 ngày rồi gửi lại cho Bộ.
Nếu các địa phương không gửi lại xem như đồng ý. Các địa phương gửi lại ý kiến phù hợp thực tiễn thì cho chỉnh sửa và ban hành đồng bộ.
Đề xuất này dựa trên thực tế là hiện nay, có một số địa phương vẫn làm theo cách riêng của địa phương mình và không có sự đồng bộ.
Kiểm tra các thủ tục trong quá trình lưu thông tại TP.HCM giữa tháng 7/2021. (Ảnh: Lê Toàn). |
Thứ hai, cần có gói hỗ trợ vốn như “bơm oxy” cho doanh nghiệp. Gói hỗ trợ này, theo ông Đặng Hồng Anh, có thể lấy từ 3 nguồn.
Một là, nguồn vốn đầu tư công được Quốc hội thông qua trong chiến lược 5 năm, có các gói hiện dự án đã có chủ trương nhưng cần từ 1 - 2 năm tới mới có thể thực hiện.
Hai là, sau khi cân nhắc các chỉ số nợ nước ngoài, có thể cân nhắc lấy một phần từ dự trữ ngoại hối.
Ba là, từ các ngân hàng. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2021, trong đó quy định điều kiện giãn nợ trong vòng 12 tháng là rất kịp thời.
Nhưng trong thực tiễn, rất nhiều hội viên chưa hưởng lợi từ chính sách này. Vì theo thông tư 14, điều kiện tiên quyết là phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi Covid-19.
Đề xuất thứ ba được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đưa ra là nguồn nhân lực. Theo đó, cần có công tác truyền thông mạnh hơn nữa đến người dân, đặc biệt là dân lao động.
Thực tế, những người lao động đã về quê tránh dịch thời gian qua hiện chưa được tiêm vắc-xin mũi thứ 2 và cũng không thể lên TP.HCM nhận gói hỗ trợ hay tiêm mũi 2.
Trong khi đó, doanh nghiệp, nhà máy tại Thành phố đã hoạt động lại và thiếu người lao động.
Dịch gây ra nỗi đau thương và sự mất mát không thể bù đắp với nhiều gia đình. Ông Đặng Hồng Anh đề xuất, cần có một ngày tưởng niệm các nạn nhân đã mất trong đại dịch.
Riêng với TP.HCM, vị này kiến nghị lãnh đạo Thành phố dành ra ít nhất một lần/tuần, giải quyết các vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có hai tổ gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản với hơn 100 dự án và tổ đầu tư.