Đầu tư
Chuyện là: Giáo dục - đào tạo không chi hết tiền ngân sách
Nam Kinh - 23/07/2014 13:19
Hệ quả của sự lồng ghép hệ thống ngân sách là, trong khi ngân sách trung ương luôn thiếu nguồn lực để đầu tư cho dự án kết cấu hạ tầng, thì nhiều bộ ngành, địa phương lại không biết chi thế nào cho hết khoản tiền đã được Quốc hội phê duyệt cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo…
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phương thuốc trị bệnh đầu tư dàn trải, lãng phí
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Chính phủ còn 4 món nợ lớn với cử tri
Xe công đón Bí thư huyện tận nhà, ngân sách nào chịu?
Việt Nam chi bao nhiêu cho quốc phòng?
Quyết toán ngân sách 2012: Tăng ảo, giảm thật

Làm gì để minh bạch trong thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN), thiết lập trật tự kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia là công việc không đơn giản. Ngay cả cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngân khố quốc gia (Bộ Tài chính) cũng chưa tìm ra lời giải hữu hiệu cho bài toán này.

   
  Lĩnh vực giáo dục - đào tạo rất cần được đầu tư lớn, song vẫn chi hết số tiền ngân sách hàng năm được Quốc hội phê chuẩn  

Vì vậy, nhiều lần Dự thảo Luật NSNN sửa đổi, bổ sung không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến mặc dù đã nằm trong chương trình làm việc.

Ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, khoa học - công nghệ… không bảo đảm dự toán nhiều năm qua, theo bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội “là bài ca muôn thuở và còn kéo dài trong những năm tiếp theo” nếu không sửa đổi Luật NSNN để nâng cao kỷ luật, cương tài khóa.

Bà Khá cũng băn khoăn trước thực tế 48% số bộ ngành, địa phương năm 2013 không giải ngân hết số tiền ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường…, trong đó có không ít đơn vị chỉ “tiêu” được 50% dự toán, trong khi bộ ngành, địa phương nào cũng chi vẫn vượt dự toán được giao.

“Liệu có phải là ngành y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ không cần sử dụng tiền ngân sách nhà nước?”, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Danh Út đặt câu hỏi và khẳng định: “Không phải những lĩnh vực này không cần tiền để đầu tư, mà ngược lại, rất thiếu tiền, nhưng do đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thực hiện chi chưa nghiêm túc, nên dẫn tới bất hợp lý nêu trên”.

“Tôi đề nghị phải đánh giá một cách tổng thể, toàn diện nguyên nhân của những nguyên nhân, hạn chế của những hạn chế dẫn tới tình trạng trường học, lớp học, bệnh viện, trạm y tế vừa thiếu vừa yếu; khoa học - công nghệ chậm phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhưng có tiền không biết chi vào đâu”, bà Khá đề xuất.

Bình luận về Luật NSNN hiện hành, tại Hội thảo Nâng cao vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương góp phần tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Đỗ Trọng Khanh cho rằng, sự bất cập trong quản lý NSNN hiện hành có nguyên nhân là do sự lồng ghép của hệ thống ngân sách, phạm vi thu chi, cơ chế phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương với địa phương, giữa ngân sách cấp tỉnh với huyện, giữa huyện với xã hiện nay không còn phù hợp với thực tế, làm nguồn lực quốc gia bị phân tán.

Hệ quả là, trong khi ngân sách trung ương luôn rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực để đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành, công trình quan trọng có ý nghĩa dẫn dắt, tạo sức đột phá, lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế, thì nhiều bộ ngành, địa phương lại không biết chi thế nào cho hết khoản tiền đã được Quốc hội đồng ý chi cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ…

Tổ chức NSNN của Việt Nam hiện nay được phân theo 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã), nhưng lại lồng ghép với nhau, ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên; ngân sách cấp trên không chỉ là bao gồm ngân sách của mình, mà còn gồm cả ngân sách cấp dưới, nên không thể phân định được đâu là ngân sách quốc gia, đâu là ngân sách địa phương.

Đây là nguyên nhân chính khiến thu-chi NSNN không nghiêm, không khuyến khích địa phương chủ động trong khai thác nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương khiến có khoản cần chi thì thiếu nguồn; có khoản cần chi, có nguồn nhưng không thể chi tiêu.

Tin liên quan
Tin khác