Điểm nóng
Có kiện được vị dân biểu không?
TS Nguyễn Sĩ Dũng - 04/11/2014 14:45
ĐBQH Đỗ Văn Đương phải xin lỗi, nếu không ông sẽ bị kiện ra tòa. Đó là thông điệp thấm đẫm tinh thần thiện chí của giới luật sư trong nước.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: Khi phát biểu, có một số đại biểu nói như đùa
Phó chủ tịch Quốc hội: Nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng!
“Kiến nghị của LĐ Luật sư là chuyện quá bình thường!”
Cắt "công chức ma" sẽ đủ tiền tăng lương
Liên đoàn Luât sư VN kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đỗ Văn Đương
   
     

Các luật sư đã rất bức xúc với vị dân biểu nói trên vì nhận xét “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” của ông. Công khai dọa kiện một vị dân biểu ở Quốc hội quả là chuyện xưa nay hiếm. Tuy nhiên, xưa nay hiếm, thì chắc gì nay mai cũng lại sẽ hiếm theo.

Vấn đề đặt ra là giới luật sư có quyền kiện một vị dân biểu vì phát biểu của vị này không? Câu trả lời là: Trên thế giới thì không, nhưng ở Việt Nam thì có. Đơn giản là vì ở Việt Nam các vị dân biểu chỉ có quyền miễn trừ, mà không có đặc quyền.

Quyền miễn trừ là quyền không bị truy tố vì các tội hình sự. Theo pháp luật Việt Nam, đây là một thứ quyền khá hạn chế vì với sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ QH thì việc truy tố vẫn có thể xảy ra. “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định” (Điều 81, Hiến pháp 2013). Đó là tất cả những gì Hiến pháp quy định về quyền miễn trừ.

Đặc quyền thì lại khác. Đặc quyền là quyền của các vị dân biểu không phải chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự vì phát biểu (cũng như biểu quyết) của mình tại Quốc hội. Đặc quyền là một thứ khá xa lạ với hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của mô hình xôviết. Chính vì vậy, trong hệ thống pháp luật của nước ta, ngoại trừ trong Hiến pháp năm 1946, đặc quyền của các vị dân biểu đã không được ghi nhận. 

(Trong Hiến pháp năm 1946, đặc quyền của các vị dân biểu được ghi nhận như sau: “Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện”- Điều 40, Hiến pháp năm 1946). Không được ghi nhận, thì có nghĩa là các vị dân biểu phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự về phát biểu của mình (thậm chí kể cả biểu quyết của mình). Chính vì vậy, các vị dân biểu ở Quốc hội, cũng như ở Hội đồng nhân dân hãy cẩn trọng khi phát biểu ý kiến!

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, một số chuyên gia đã đề nghị cần phải hiến định đặc quyền của các vị dân biểu. Rất tiếc, đề nghị này đã không được tiếp nhận. Tuy nhiên, cơ hội để khắc phục thiếu sót này vẫn còn. Quốc hội đang xem xét Dự Luật Tổ chức Quốc hội. Đặc quyền của các vị dân biểu có thể đưa được vào dự luật nói trên.

Đặc quyền không phải chỉ là chuyện thêm quyền cho các vị dân biểu. Đặc quyền là điều kiện hết sức quan trọng để vận hành thể chế. Quốc hội sẽ rất khó vận hành trong một nền kinh tế thị trường nếu các vị dân biểu không có được đặc quyền. 

Cắt "công chức ma" sẽ đủ tiền tăng lương

() Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, nếu giảm đi nước ngoài, thu hồi tài sản tham nhũng, cắt 30% “công chức ma” thì ngân sách sẽ có thêm cả trăm nghìn tỷ đồng để tăng lương cho người lao động, hưu trí...

Liên đoàn Luât sư VN kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đỗ Văn Đương

Văn bản trên vừa được Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 31/10.

Đại biểu QH Đỗ Văn Đương: "Tôi không đính chính"

Sau phát ngôn gây sốc "thóa mạ" luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền, chia sẻ với Infonet bên hành lang Quốc hội sáng 28/10, ĐBQH Đỗ Văn Đương khẳng định, ông không đính chính phát ngôn của mình.

Tin liên quan
Tin khác