- Ông Trương An Dương: Khu công nghiệp bền vững sẽ giảm áp lực cạnh tranh trong khu vực
- Dòng vốn đầu tư mới đòi hỏi nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải chuyển đổi
- Bất động sản công nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi nhanh hơn để không lỡ nhịp
- Hình ảnh ấn tượng tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024
Ông Michael Piro cho rằng, theo thống kê, các dự án bất động sản thương mại chiếm tới 70% phát thải C02 thế giới. Do đó, khi đối mặt với các thách thức toàn cầu về môi trường, những bên liên quan và tạo ra nhiều phát thải trong lĩnh vực hoạt động của mình sẽ cần phải có nhiều thay đổi. Và nếu chúng ta chung tay thì có thể cùng giải quyết vấn đề này.
"Tôi nhận thấy, Việt Nam đang có nhiều chuyển biến rõ rệt, đi từ các cam két cho đến công tác thực thi về giảm thiểu phát thải. Tuy nhiên, để hiện thức hoá mục tiêu, cũng cần thêm nhiều chính sách pháp lý, ưu đãi để tạo bước chuyển rõ nét từ cộng đồng các nhà đầu tư".
"Tôi cho rằng, lựa chọn và định hướng của Việt Nam là đúng đắn, Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về việc mua bán điện trực tiếp không qua EVN rất quan trọng, giúp đưa năng lượng xanh, sạch vào lưới điện quốc gia".
Ông Michael Piro, Tổng giám đốc, Tập đoàn Indochina Capital (chủ đầu tư chuỗi dự án Core5). |
"Trên thực tế, thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều toà nhà, dự án đạt được các chứng chỉ xanh. Tôi cho rằng, hiện tại, điều này mang đến lợi thế bỏ sung cho các nhà đầu tư, nhưng ở tương lai, đây sẽ là điều bắt buộc, là xu hướng phải đi qua nếu muốn phát triển bền vững".
Ông Piro phân tích, trên bình diện toàn cầu, nhìn vào nhóm Fortune 500 của Mỹ, phần lớn các tập đoàn đều có các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, do đó, các mặt bằng xanh, dự án xanh sẽ được ưu tiên lựa chọn. Điều này vừa là áp lực, vừa là động lực cho chuyển đổi xanh. Xu hướng chung là họ sẽ ưu tiên các toà nhà, nhà kho, khu công nghiệp có chuyển đổi xanh. Với Việt Nam, nếu muốn thu hút được khách thuê lớn thì phải làm được việc chuyển đổi xanh.
"Điều tích cực mà tôi ghi nhận được là đang có sự chuyển đổi khá rõ. Thậm chí, hiện đã có những khu công nghiệp áp dụng nhiều công nghệ hiện đại để theo dõi được phái thải C02, Carbon. Theo đó, nhà đầu tư nắm được các chỉ số, sự biến động theo thời gian thực, từ đó giúp quản lý, vận hành tốt hơn. Với chúng tôi, chuyển đổi xanh, đầu tư xanh đã được định hướng ngay từ đầu, tất cả dự án Core5 đều có chứng chỉ từ Leed, có các công nghệ phát triển bền vững về điện, nước để phát triển đúng định hướng xanh, bền vững", ông Piro thông tin.
Theo ông Michael Piro, có nhiều lý do thuyết phục để các bên thức hiện chuyển đổi xanh |
Quan sát thực tế cho thấy, đang ngày càng có nhiều dòng vốn xanh tham gia và làm thay đổi, tác động đến thị trường đầu tư Việt Nam. Rất nhiều nguồn vốn lớn sẽ được đưa vào và ưu tiên phát triển xanh. Và Việt Nam có thể sẽ không chỉ là thu hút đầu tư đơn thuần mà còn có thể thu hút được dòng vốn xanh.
"Tôi nhận thấy đã có các quỹ hàng triệu, hàng tỷ USD chờ đổ vào thị trường, giúp Việt Nam có thể nổi bật trong “đám đông” ngoài kia. Tôi muốn nói thêm một chút, về thị trường M&A xanh toàn cầu, hai thập kỷ qua M&A bất động sản xanh đã tăng mạnh, nhưng tôi tin là chúng ta sẽ còn thấy sự bùng nổ hơn nữa thời gian tới, nhất là phân khúc bất động sản công nghiệp xanh, bởi hiện tại vẫn là giai đoạn sơ khai cho thị trường này. Thực tế cho thấy, bất động sản xanh có giá bán, cho thuê cao hơn 20% so với sản phẩm thông thường, nên rõ ràng, “xanh” tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, các thành viên thị trường cần sớm thực hiện chuyển đổi xanh vì đơn giản, điều này tốt cho doanh nghiệp",ông Piro khuyến cáo.