Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế (thờ 8 vị vua thời Lý), đền được xây dựng vào thế kỷ XI (năm 1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng. Đặc biệt, Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ XVII (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc.
Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc, nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch, nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý.
Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Dịp lễ hội năm nay, dòng họ Lý ở khắp nơi lại về với đất Tổ, trong đó có nhánh họ Lý ở Hàn Quốc cũng về thắp nén nhang cho tổ tông.
Những gương mặt đậm chất Kim Chi nhưng tâm thức họ vẫn nhớ về cội nguồn với dòng họ Lý lẫy lừng | ||
Những hậu duệ của họ Lý dù sống ở đâu cũng luôn hướng về cội nguồn | ||
Ông Lý Tường Tuấn, hậu duệ đời thứ 36 của Hoàng tử Lý Long Tường, người đã phiêu bạt sang đất nước Cao Ly từ thế kỷ 13 | ||
Ông Lý Tường Tuấn cùng người thân thắp hương trước bài vị 8 vị vua nhà Lý | ||
Dòng họ Lý ở Thanh Hóa cũng về lễ hội Đền Đô | ||
Con cháu họ Lý và người dân thập phương thành kính dâng hương lên Lý bát Đế |
Đức Thanh