Đầu tư
Công bố danh tính 10 doanh nghiệp FDI bỏ trốn
Ngọc Tuyên - 08/09/2014 13:50
Đa số trong các doanh nghiệp này là đến từ Nhật Bản. Các đơn vị đã có vi phạm như không đăng ký mã số thuế, kê khai thuế... 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chiêu trò chuyển giá qua ký kết các hợp đồng cung ứng
Không lụy ưu đãi đầu tư để gọi vốn FDI
Không thể phủ nhận vai trò FDI
Chuyện nợ nần của doanh nghiệp FDI vắng chủ
Không phải nhà đầu tư cứ muốn là được
   
  Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo công khai 5 doanh nghiệp FDI bỏ trốn, mất tích và 5 doanh nghiệp FDI không hoạt động tại trụ sở đăng ký  

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trên cơ sở kết quả kiểm tra liên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội cho thấy hiện có 10 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích hoặc không còn hoạt động tại trụ sở.

Các doanh nghiệp này đã có các vi phạm như không đăng ký mã số thuế, không thực hiện kê khai thuế, không hoạt động tại trụ sở đăng ký, không báo cáo về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định. Đây là các vi phạm thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Cụ thể, 5 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích do Cục Thuế Hà Nội cung cấp gồm: Công ty TNHH Fujiya Việt Nam (Nhật Bản), Công ty TNHH Narai (Nhật Bản), Công ty TNHH Vladivostok Avia Lines (Nga), Công ty TNHH Opac Power, Công ty cổ phần Investimo. 

5 doanh nghiệp khác không hoạt động tại trụ sở đăng ký gồm: Công ty cổ phần Tabata Nam Việt Nam, Công ty TNHH Airea (Nhật Bản), Công ty TNHH MTV D.I.C Việt Nam, Cty TNHH Xây dựng Tô Việt (Trung Quốc) và Công ty TNHH Kỳ nghỉ tầm nhìn Thái Việt Nam (Ấn Độ).

Hiện Sở đã có thông báo công khai. Sau 30 ngày nếu chủ những doanh nghiệp vẫn vắng mặt hoặc có giải trình không phù hợp, cơ quan này sẽ báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Tình trạng các doanh nghiệp FDI bị phá sản, giải thể do gặp khó khăn về tài chính diễn ra phổ biến. Một số doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo bằng cách xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn sau đó rút về nước không thực hiện dự án nhằm chiếm đoạt vốn vay. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ trốn còn nợ đọng ngân hàng không có khả năng trả nợ hàng chục triệu USD.

Mạnh tay với doanh nghiệp FDI bỏ trốn

Đã đến lúc cần mạnh tay xử lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả, bỏ của chạy lấy người, để lại hậu quả nặng nề.

Tin liên quan
Tin khác