TIN LIÊN QUAN | |
Công ty Mua bán nợ Việt Nam được bổ sung 3.100 tỷ vốn | |
DATC sẽ mua nợ của Công ty cổ phần Bắc Trung Nam |
DATC khẳng định vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước trong xử lý nợ xấu |
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015, Công ty Trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết, năm 2015, DATC đề ra mục tiêu tổng quát là tiếp tục giữ vững sự ổn định, bền vững, tăng trưởng nhanh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Chủ động nghiên cứu thực hiện các phương thức mới trong mua bán, tiếp nhận nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, quản lý vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư; khẳng định vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức.
Một số chỉ tiêu cụ thể về hoạt động kinh doanh mà DATC quyết tâm thực hiện như: Tổng doanh thu đạt được trong năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2014; tổng giá trị góp vốn đầu tư là 126 tỷ đồng, tăng 57,5% so với năm 2014; tổng số nộp NSNN là 54 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014; tổng lợi nhuận trước thuế là 150 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2014.
Cũng theo DATC, năm 2014 vừa qua, số lượng doanh nghiệp được DATC hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng là 36 doanh nghiệp; tổng doanh số mua nợ và tài sản là 825,47 tỷ đồng, đạt 103% so với kế hoạch và vượt 52,6% so với năm trước; tổng doanh thu đạt được là 1.032,36 tỷ đồng, đạt 121% so với kế hoạch, vượt 90,6% so với năm trước; lợi nhuận đạt được là 135 tỷ đồng, đạt 117% so với kế hoạch, tăng gấp 2,54 lần so với năm trước; nộp ngân sách nhà nước 50 tỷ đồng.
Ngoài ra, DATC đã tập trung xử lý tài sản, thực hiện nhiều giải pháp thu hồi nợ nộp NSNN. Luỹ kế đến cuối năm 2014, tổng số nộp NSNN từ các hoạt động trên là 558 tỷ đồng. Trong đó: từ việc xử lý tài sản loại trừ 440,38 tỷ đồng, thu hồi nợ 20,62 tỷ đồng, thu nợ DN xử lý trước bàn giao là 96,58 tỷ đồng.
Từ kết quả thực hiện các hoạt động tái cơ cấu DN, góp vốn cổ phần và thoái vốn để tái đầu tư vào các DN khác, DATC đã góp phần tích cực vào việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, cải thiện thanh khoản và nâng cao chất lượng của các tổ chức tín dụng; cải thiện tài chính các DN, tăng thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán từ việc thoái vốn và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập ngày 5/6/2003, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp. Công ty được công nhận là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. |
Nợ xấu ngân hàng "sạch" bất ngờ () Nợ xấu giảm, tỷ lệ thu hồi nợ xấu tăng đáng ngạc nhiên là điểm nổi bật trong báo cáo kết quả hoạt động năm 2014 mà nhiều ngân hàng vừa công bố. Con số này đối lập với tình trạng bế tắc trong bán nợ mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang gặp phải. |
Vietcombank: Nợ xấu cao hơn lợi nhuận () Ngày 16/1/2015, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015. Tính đến hết năm 2014, nợ xấu của Vietcombank là 7.407 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 5.680 tỷ đồng. |
Kích tổng cầu để đưa nợ xấu xuống dưới 3% () Để đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3% trong năm 2015, giải pháp được cho là có tác dụng chính là kích cầu, trong đó có cả kích cầu bất động sản. |
Duy Hữu