Ngôi vị quán quân PCI năm 2013 đã thuộc về Đà Nẵng sau khi tụt hạng thê thảm vào PCI năm 2012.
| ||
Đà Nẵng đã giành lại ngôi đầu trong bảng xếp hạng PCI |
Không phải đây là lần đầu tiên Đà Nẵng soán ngôi đầu. 3 năm liên tiếp, từ 2008-2010, Đà Nẵng đã độc chiếm ngôi vị cao nhất của Bảng xếp hạng PCI 2013.
Tuy nhiên, sự lội dòng của Đà Nẵng được coi là thành công lớn khi vào tháng 5/2013, một khảo sát quy mô nhỏ của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (DISED) đã tổ chức cuộc khảo sát độc lập, khách quan ở 362 doanh nghiệp được chọn một cách ngẫu nhiên từ hơn 13.000 doanh nghiệp
trên địa bàn về chỉ số PCI của Đà Nẵng năm 2013 đã cho một kết quả trái ngược. Thậm chí, trong khá nhiều chỉ số thành phần của PCI, như tính minh bạch, chi phí không chính thức, sự ưu ái hơn dành cho doanh nghiệp nhà nước… lại giảm điểm khá mạnh.
Nhưng, cũng chính trong thời gian đó, ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tich UBDN Đà Nẵng cho rằng, các nghiên cứu cho thấy Đà Nẵng cần phải làm gì để cải thiện để thực hiện mục tiêu trở về tốp đầu.
Năm 2011, Đà Nẵng có cú lao dốc nhẹ, từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 5, và tiếp tục đà tụt dốc vào năm 2012.
Cùng với Đà Nẵng, “á quân” Thừa Thiên Huế cũng đang làm nên bất ngờ khi vượt từ thứ hạng 30 của PCI 2012. Tuy nhiên, sự thăng hoa của Thừa Thiên Huế đã được dự báo trước khi đây là trường hợp điển hình về nỗ lực cải thiện PCI thông qua các văn bản điều hành của địa phương được phân tích trong PCI 2012.
Trong top 5, có mặt Kiên Giang, Quảng Ninh và Đồng Tháp. Kể từ lần đầu công bố PCI đến nay, Đồng Tháp chưa bao giờ xếp hạng dưới 11, và đã từng đạt thành tích cao nhất là vị trí số 1 vào năm 2012. Kiên Giang cũng vươn dần lên thứ hạng cao qua nhiều năm liền (xếp thứ 6/63 năm ngoái).
Đứng cuối bảng vẫn là những “gương mặt quen”, Cao Bằng, Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong top 3 cuối cùng năm nay có Hòa Bình, địa phương đã lao một mạch từ vị trí 40 của năm ngoái xuống vị trí 62.
Khánh An