Doanh nghiệp
Đám mây AWS giúp doanh nghiệp ASEAN vững vàng trước đại dịch
Hải Yến - 12/07/2021 08:59
Nhiều doanh nghiệp khu vực ASEAN đã xoay chuyển mô hình kinh doanh và thu được kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ ứng dụng đám mây cho hoạt động của mình.

Nhiều ngành sản xuất, dịch vụ đã bị đảo lộn hoàn toàn kế hoạch sản xuất kinh doanh liên tiếp trong hơn 1 năm rưỡi vừa qua kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Amazon Web Services, nhiều doanh nghiệp khu vực ASEAN đã xoay chuyển mô hình kinh doanh và thu được kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ ứng dụng đám may cho hoạt động của mình. 

Doanh nghiệp ASEAN lựa chọn AWS

“Chúng tôi chứng kiến việc ứng dụng đám mây tăng mạnh trong năm vừa qua tại khu vực Đông Nam Á trong tất cả các phân khúc khách hàng, bao gồm: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty mới khởi nghiệp (startup) cũng như các nhà phát triển ứng dụng phần mềm (ISV)”, ông Conor McNamara, Tổng giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á chia sẻ.

Ông Conor McNamara, Tổng giám đốc AWS (Amazon Web Services) khu vực Đông Nam Á.

Đơn cử, với phân khúc doanh nghiệp lớn, dịch vụ của AWS là sự lựa chọn của không ít nhà mạng viễn thông, đó là Singtel tại Singapore, Maxis tại Malaysia, Globe Telecom ở Philippines, hay tại Việt Nam, nhiều tổ chức tài chính như TNEX hoặc VIB đều chọn AWS.

Chứng kiến sự thay đổi về nhận thức của DN ASEAN trong quá trình chuyển đổi số, ông Connor nói: “Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ ứng dụng đám mây của khách hàng, giúp nâng cao sự ổn định của tổ chức nhờ đó, tiết kiệm chi phí, giúp điều hướng các mô hình hoạt động kinh doanh của họ một cách phù hợp trong đại dịch”.

Chẳng hạn, một công ty bảo hiểm của Singapore cũng đã ứng dụng Amazon Connect để triển khai trung tâm call center ảo của họ trong vòng 48 giờ, mang tới dịch vụ thông suốt cho khách hàng.

Tiềm năng thị trường đám mây còn rất lớn, chúng tôi thấy AWS vẫn chỉ ở giai đoạn ban đầu. Chúng tôi tập trung vào việc đảm bảo làm hài lòng khách hàng của mình mỗi ngày và chúng tôi luôn theo đuổi điều đó”.
Ông Connor McNamara, Tổng giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam, Trans, đơn vị cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình trên nền tảng đám mây AWS đã phát triển từ 1,000 lên 450,000 người dùng khách hàng trong vòng vài ngày, hỗ trợ hiệu quả học sinh, sinh viên sử dụng linh hoạt hệ thống hội nghị truyền hình trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Bên cạnh đó, ông Connor McNamara khẳng định: trong thời gian vừa qua, nhiều DN tại ASEAN đã tăng đầu tư để đào tạo nâng cao kỹ năng của nhân viên rất mạnh mẽ nhằm phục vụ cho tiến trình chuyển đổi số.

Dẫn chứng, Ngân hàng VIB đã có những đầu tư lớn tại Việt Nam cũng như nâng cao kỹ năng cho nhân viên với sự hỗ trợ của đội ngũ đào tạo và cấp chứng chỉ AWS. Hay hiện nay, AWS đang hợp tác với Techcombank để đào tạo cho nhân sự của ngân hàng về công nghệ và dịch vụ đám mây trong vài năm tới.

Chia sẻ bí quyết khiến các doanh nghiệp lựa chọn tin tưởng AWS, theo ông Conor, để kinh doanh đường dài, AWS luôn đặt mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.

Theo đó, đến 90% những tính năng, dịch vụ mà chúng tôi phát triển đến từ phản hồi của khách hàng, 10% còn lại đến từ việc sáng tạo mới cho khách hàng.  Bên cạnh đó, AWS đã “chuyển hóa” được tầm nhìn của mình với khách hàng thông qua các chính sách hỗ trợ, trong đó là thực hiện giảm giá dịch vụ.

“Từ 2006 đến nay chúng tôi đã giảm giá tới hơn 100 lần cho khách hàng, việc giảm giá này còn trước khi có đối thủ cạnh tranh”, đại diện AWS chia sẻ.

Một đặc tính nổi bật nữa của AWS khiến khách hàng yên tâm lựa chọn nhiều hạng mục dịch vụ trong danh mục dịch vụ mà AWS cung cấp, đó là bảo mật.

Ông Connor nói: “khách hàng sẽ không sử dụng điện toán đám mây nếu không có bảo mật. Do đó, chúng tôi coi đó là một ưu tiên quan trọng và đầu tư rất lớn vào bảo mật. Và kết quả thực tế khiến chúng tôi khá hài lòng khi nhiều khách hàng thừa nhận rằng, sử dụng môi trường đám mây AWS còn bảo mật hơn so với môi trường công nghệ thông tin của họ”.

Ngành sản xuất tại Việt Nam tiến lên đám mây

Sự nhanh nhạy tiến lên đám mây của DN ASEAN có sự đóng góp không nhỏ của khu vực sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam, đó có thể là các DN sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến chế tạo, bán lẻ…

Tại Việt Nam, Công ty Điện Quang là một trường hợp điển hình sử dụng hiệu quả giải pháp IoT trên nền tảng điện toán đám mây của AWS. Ngoài ra, Deloitte, thông qua Mạng lưới Đối tác AWS (APN), cũng đang giúp Tân Hiệp Phát chuyển ứng dụng SAP S/4 HANA lên môi trường điện toán đám mây. Hay VPBank cũng đang hợp tác với AWS để cung cấp cho các DNVVN Việt Nam khi mở thẻ tín dụng những hỗ trợ từ AWS như credits, kỹ thuật, và tư vấn từ các đối tác ủy quyền của AWS tại Việt Nam để ứng dụng đám mây.

Trên một môi trường đám mây, AWS đều có những giải pháp cho tất cả mọi khâu trong quy trình sản xuất, từ thiết kế sản phẩm cho đến nhà máy thông minh, các dịch vụ và sản phẩm thông minh, như các công nghệ máy học (machine learing), dịch vụ AWS IoT, hay các máy chủ ảo về GPU hoặc CPU, FPGA , hay rất nhiều dịch vụ ưu việt khác để hỗ trợ thiết kế sản phẩm.

Bên cạnh đó, ông Conor cũng chia sẻ những đầu tư vào Việt Nam của AWS đang diễn ra mạnh mẽ, với chú trọng phát triển đối tác, dịch vụ và hạ tầng. Trong thời gian tới, công ty sẽ triển khai các hệ thống biên - Edge Location, hệ thống OutPosts tại Việt Nam để đưa tài nguyên phần cứng, cùng các dịch vụ mới như dịch ngôn ngữ sang tiếng Việt, Machine Learning, AI… phục vụ khách hàng trong nước.

Tin liên quan
Tin khác