Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông 850 tỷ đồng
Dự án cầu và đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (cầu Trà Khúc 3) được phê duyệt tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 9/3/2022, với tổng mức đầu tư là 850 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến 2,55 km, diện tích thu hồi 11ha, trong đó huyện Tư Nghĩa dài 1,71 km (tương ứng 6 ha); huyện Sơn Tịnh dài 0,84 km (tương ứng 5 ha).
Dự án cầu và đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (cầu Trà Khúc 3) có tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng. |
Dự án được khởi công ngày 30/9/2022; khối lượng thực hiện lũy kế đến hết năm 2023 là 519/720,2 tỷ đồng, đạt 72% giá trị hợp đồng. Trong đó, cầu Trà Khúc 3 đã thi công hoàn thành các trụ từ T2 đến mố M2; đã lắp hoàn thành 03 nhịp vòm thép 60-90-60; đã sản xuất được 52/74 dầm và đã lắp đặt 04/12 nhịp dầm U. Cầu Bàu Séc, đã thi công hoàn thành lắp đặt dầm và bản mặt cầu; cơ bản hoàn thành tất cả các cống ngang đường và cống thoát nước dọc; hoàn thành khoảng 30.000 m3 đất đắp nền đường.
Tại dự án cầu và đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (cầu Trà Khúc 3), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh rất hài lòng với tiến độ và kết quả triển khai thực hiện dự án cầu Trà Khúc 3. Khối lượng thi công đến thời điểm này vượt kế hoạch tiến độ đề ra, đây là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu của các đơn vị thi công, cũng như sự chỉ đạo, điều hành của Chủ đầu tư và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các địa phương trong vùng dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, dự án cầu Trà Khúc 3 là công trình có tổng vốn đầu tư khá lớn và UBND tỉnh đã bố trí đủ vốn để thực hiện Dự án trong năm 2024, vì vậy yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.
Để hoàn thành Dự án trước tiến độ, phục vụ chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ các huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa nhiệm kỳ 2025-2030, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công rà soát toàn bộ các hạng mục của Dự án, khẩn trương hoàn thiện sớm nhất, vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo mỹ thuật đối với công trình cầu nằm trong đô thị và đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công; phối hợp với UBND huyện Sơn Tịnh, khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phần còn lại, đảm bảo bàn giao cho đơn vị thi công chậm nhất trước 31/3/2024; khẩn trương rà soát, triển khai các thủ tục trình UBND tỉnh quyết định nâng cấp tuyến đường tỉnh để có cơ sở bàn giao cho Sở GTVT khai thác, đưa vào sử dụng có hiệu quả các dự án đã đầu tư.
Quảng Trị đảm bảo tiến độ 2 dự án giao thông trọng điểm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa đi kiểm tra hiện trường các Dự án đầu tưxây dựng giao thông đường bộ trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Buổi kiểm tra còn có sự tham gia của Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra tiến độ các dự án giao thông trọng điểm |
Đoàn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường tránh phía Đông TP Đông Hà - Đoạn từ Dốc Miếu đến Quốc lộ 9 đoạn cảng Cửa Việt đi Quốc lộ 1.
Dự án này có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km741+107 thuộc địa bàn xã Phong Bình, huyện Gio Linh; điểm cuối giao với Quốc lộ 9 đoạn cảng Cửa Việt đi Quốc lộ 1 tại Km10+300 thuộc địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Tổng mức đầu tư dự án 399,96 tỷ đồng.
Tuyến đường có chiều dài 13,3 km với quy mô chính là đường Cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11 m. Tiến độ thực hiện từ năm 2021- 2024.
Dự án đi qua 7 xã, phường, thị trấn gồm: xã Gio Quang, xã Gio Châu, xã Gio Mỹ, xã Gio Mai, xã Phong Bình, thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh) và Phường Đông Giang (TP Đông Hà) với tổng diện tích đất thu hồi khoảng 38 ha. Số hộ bị ảnh hưởng 487 hộ.
Tại hiện trường, hiện nay dự án đã hoàn thành bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công 3,1/13,3 km thuộc địa bàn xã Gio Quang; cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 1,2 km đoạn qua thị trấn Gio Linh và sẽ bàn giao cho đơn vị thi công vào ngày 23/2/2024; phần còn lại cơ bản hoàn thành công tác kiểm kê, áp giá, phê duyệt kinh phí bồi thường và đang thực hiện chi trả tiền giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đối với dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà - đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng đến Nam cầu sông Hiếu, dự án có tổng mức đầu tư 230 tỷ đồng có chiều dài 4,26 km với quy mô chính là đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11m. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2023 - 2025.
Dự án đi qua phường Đông Lễ và phường Đông Lương, TP Đông Hà với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 16,93 ha; số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 259 hộ. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, đến nay, BQL dự án đã hoàn thành công tác cắm cọc GPMB, ký quy chủ.
Tại chuyến kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nhấn mạnh, dự án đường tránh phía Đông TP Đông Hà là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tuyến tránh qua đô thị Đông Hà và Gio Linh, đảm bảo an toàn giao thông.
Chủ tịch Võ Văn Hưng yêu cầu Sở GTVT Quảng Trị - chủ đầu tư dự án tích cực phối hợp với các sở, ngành hoàn thiện các thủ tục đầu tư; phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB.
Bên cạnh đó, xử lý tốt các điểm giao nhau qua địa bàn TP. Đông Hà, thị trấn Gio Linh đảm bảo an toàn giao thông, kết nối thông suốt. Các địa phương tập trung nhân lực, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công khi có mặt bằng sạch; thi công công trình với chất lượng theo thiết kế; chú trọng xử lý các khu vực có nền đất yếu để nâng cao chất lượng công trình, sớm hoàn thành công trình đưa vào khai thác theo kế hoạch.
Kiểm tra tại dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án có tổng chiều dài 55 km, đi qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và TP. Đông Hà, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư.
Trong giai đoạn 1, dự án đầu tư tuyến đường dài 48,2 km với tổng mức đầu tư 2.060 tỷ đồng. Dự án đã giải ngân được 661,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo của BQL dự án, đến nay, công tác đo đạc địa chính đã cơ bản hoàn thành; định giá đất đã hoàn thành; kiểm kê, áp giá khoảng 1.195 hộ/2.541 hộ; phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư là 135 hộ/45.143 triệu đồng… Dự kiến trong năm 2024, các địa phương sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng yêu cầu chủ đầu tư cần phối hợp với các sở, ngành, địa phương để xử lý các công việc như điều chỉnh thiết kế, GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng. Các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương của dự án, phấn đấu hoàn thành công tác GPMB trong năm 2024.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu các đơn vị thi công phải tập trung nhân lực, trang thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công khi có mặt bằng sạch. Phấn đấu hoàn thành công trình để chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đà Nẵng đấu giá khu “đất vàng” gần cầu sông Hàn
Công ty Đấu giá Hợp danh Đấu giá Việt Nam vừa thông báo đấu giá quyền sử dụng đất Khu đất ký hiệu A1-2-1 thuộc Vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà).
Khu đất ký hiệu A1-2-1 thuộc Vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng. |
Theo Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 30/11/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với Khu đất ký hiệu A1-2-1 thuộc Vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng.
Nên Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá đối với khu đất.
Cụ thể, Khu đất ký hiệu A1-2-1 thuộc Vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng có diện tích 9.754,1 m2; là đất Thương mại dịch vụ (Xây dựng Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê).
Giá khởi điểm đấu giá Khu đất 137.061.730 (đồng/m2). Hình thức cho thuê đất là trả tiền một lần cho cả thời gian thuê
Thời gian sử dụng đất 50 năm kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất. Người thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Hiện, khu đất đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngoài ngân sách do người trúng đấu giá thực hiện.
Điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất là phải nộp tiền đặt trước 20% tổng giá trị thửa đất; trường hợp có 2 công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì chỉ 1 công ty được tham gia đấu giá.
Người tham gia đấu giá còn phải có báo cáo tổng quát dự án đầu tư phù hợp chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch, tiến độ và tổng mức đầu tư dự án dự kiến; phải có hồ sơ, giấy tờ chứng minh vốn chủ sở hữu tối thiểu để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự kiến …
Công ty Đấu giá Hợp danh Đấu giá Việt Nam cho biết, thời gian bán, tiếp nhận hồ sơ từ ngày 22/2 đến ngày 13/3/2024.
Trước đó, Thành phố Đà Nẵng đã công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với Khu đất ký hiệu A9 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà).
Theo đó, đơn vị trúng giá là Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Nhà Deawon - Hoàn Cầu, địa chỉ tại số 600A đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Giá khởi điểm của Khu đất ký hiệu A9 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt là gần 146.993.907 đồng/m2. Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Nhà Deawon - Hoàn Cầu trúng đấu giá khu đất với số tiền 147.083.907 đồng/m2. Giá này cao hơn giá khởi điểm 90.000 đồng/m2.
Khu đất ký hiệu A9 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt có tổng diện tích 1.608 m2.
Trung tâm điện khí miền Trung sẽ tạo động lực mới cho Quảng Nam
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì ngành công nghiệp Tỉnh sẽ phát triển theo hướng kinh tếtuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế.
Công nghiệp sẽ trở thành trụ cột kinh tế chính của tỉnh Quảng Nam. |
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn với dịch vụ hậu cần, logistic cảng biển, sân bay, đường sắt.
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy phát triển Dự án Trung tâm điện khí miền Trung gắn với các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo động lực phát triển mới cho tỉnh và vùng.
Được biết, Trung tâm điện khí miền Trung gồm 4 nhà máy điện với tổng công suất 3.000MW, sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và đang xúc tiến triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.
Vào tháng 7/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện các nội dung đề nghị của Bộ Công thương trong văn bản về thúc đẩy triển khai Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh.
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, tự động hóa, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngân sách lớn.
Đồng thời đổi mới công nghệ, phát triển hợp lý, bền vững các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến silica, may mặc, thời trang, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm gỗ.
Đầu tư các cụm công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp gắn với giải quyết lao động, nguyên liệu tại chỗ; hạn chế tiếp nhận các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm.
Tổng diện tích quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam sẽ hơn 10.165 ha.
Phương án phát triển khu công nghiệp theo Quy hoạch, thì tỉnh Quảng Nam sẽ rà soát, điều chỉnh quy mô các khu công nghiệp đang triển khai, loại bỏ phần diện quy hoạch không phù hợp, tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng và thu hút đầu tư.
Ngoài ra, bổ sung các khu công nghiệp mới tại Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Phú Ninh, Tiên Phước, gắn với hành lang các tuyến quốc lộ, cao tốc trên địa bàn tỉnh và các tuyến tỉnh lộ thuận lợi.
Song song với đó là các khu công nghiệp phía Đông đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, tập trung thu hút các ngành công nghiệp hạn chế phát thải ra môi trường, có giá trị gia tăng cao, sử dụng đất và năng lượng tiết kiệm.
Đà Nẵng: Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đủ điều kiện tiếp nhận doanh nghiệp
Ngày 21/2, ông Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ thông tin, Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Lệ đã hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện để doanh nghiệp vào nhận mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất.
Dự án Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Cẩm Lệ thuộc danh mục các dự án trọng điểm, mang tính động lực của Thành phố Đà Nẵng. Dự án do UBND quận Cẩm Lệ làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư được phê duyệt 250 tỷ đồng. Tổng diện tích quy hoạch sử dụng đất 29,09 ha.
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng trong lần kiểm tra dự án CCN Cẩm Lệ. |
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cẩm Lệ được chia thành 2 phân kỳ đầu tư theo gói thầu Xây lắp và cung cấp thiết bị 1 và 2. Gói thầu xây lắp giai đoạn 1 và giai đoạn 2 gồm có 8 hạng mục chính như Giao thông, san nền, cây xanh, Cấp nước, Thoát nước thải, Thoát nước mưa, Cấp điện chiếu sáng và Trạm Xử lý nước thải…
Các hạng mục công trình của CCN Cẩm Lệ đã cơ bản hoàn thành trong tháng 6/2023. Tuy nhiên, lúc đó dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Lý do là vì chưa có đường giao thông kết nối vào CCN Cẩm Lệ nên dự án này chưa thể đi vào hoạt động. Bởi trước đây việc khớp nối hạ tầng dự án này phụ thuộc vào việc triển khai dự án KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, như vậy sẽ đồng bộ với CCN Cẩm Lệ. Tuy nhiên, đến hiện nay KCN Cẩm Lệ chưa triển khai, nên gặp khó khăn về triển khai khớp nối hạ tầng …
Ngoài ra dự án CCN Cẩm Lệ đang gặp khó khăn về kết nối thoát nước mưa giữa cụm công nghiệp với hệ thống thoát nước chung thành phố…
Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, đến này đường dẫn vào CCN Cẩm Lệ cũng đã hoàn thành; cống thoát nước nằm tại tổ 5 phường Hoà Thọ Tây qua đường Cầu Đỏ - Tuý Loan cũng đã thi công xong.
“Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện để doanh nghiệp vào nhận mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất. Còn tiêu chí chọn doanh nghiệp vào cộng công nghiệp thì Thành phố giao cho Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương thực hiện”, ông Vinh thông tin.
Cụm công nghiệp Cẩm Lệ được đầu tư nhằm phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư của thành phố Đà Nẵng. Thống kê, Đà Nẵng có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất trong khu dân cư cần di dời vào cụm công nghiệp.
Quảng Ninh đón thêm hơn 330 triệu USD vốn FDI
Chiều 21/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư trên 330 triệu USD.
Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam cho đại diện Công ty Gokin Solar. Nguồn: Quảng Ninh Portal. |
Hai Dự án được trao giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà. Dự án có tổng mức đầu tư 275 triệu USD.
Công suất thiết kế gần 1,4 tỷ sản phẩm/năm. Chủ đầu tư là Công ty Gokin Solar (Hồng Kông - Trung Quốc). Dự kiến dự án sẽ hoàn thành các hạng mục đầu tư hạ tầng và đi vào hoạt động trong tháng 10/2025.
Tiếp đó là dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính tại Khu công nghiệp Sông Khoai (Amata), TX Quảng Yên. Công suất thiết kế 930 tấn sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư 57 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam. Dự kiến tháng 1/2026, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động.
Đây đều là 2 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao.
Năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đã có bước đột phá mạnh mẽ trong thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, với tổng vốn thu hút đạt gần 5 tỷ USD, trong đó thu hút FDI đạt trên 3,1 tỷ USD, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Hiện, tỉnh Quảng Ninh có gần 200 doanh nghiệp FDI đến từ 20 quốc gia, tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI, chủ yếu là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo thông tin của Ban Quản lý Khu kinh tế, từ đầu năm 2024 đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 8 dự án đầu tư FDI với tổng vốn 478 triệu USD. Trong đó, dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện của Gokin Solar (Hồng Kong) có số vốn cao nhất, với 274,8 triệu USD. Dự kiến, theo kế hoạch hơn một tháng còn lại quý I/2024 sẽ có thêm 7 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan đầu tư vào tỉnh.
Quảng Ngãi: “Chốt” ngày hoàn thành dự án giao thông 3.500 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư Dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng lập tiến độ chi tiết về thi công công trình, chậm nhất đến 30/8/2025 phải hoàn thành 100% dự án.
Điểm cưới Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi kết nối với đường Hoàng Sa tại nút giao đầu cầu đập dâng Trà Khúc. |
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Quảng Ngãi, đến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành xây dựng dự thảo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án và lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Cụ thể, đã hoàn thành công tác kiểm đếm 161,45/164,51 ha, đạt 98,1% tổng diện tích quy hoạch; trong đó, huyện Bình Sơn đạt 98,9%, huyện Sơn Tịnh đạt 99,3% và thành phố Quảng Ngãi đạt 95,8%.
Đối với thông báo thu hồi đất phần diện tích đủ điều kiện đã hoàn thành 60,55/102,92 ha, đạt 59%; trong đó, huyện Sơn Tịnh đạt 100%; thành phố Quảng Ngãi đạt 100%; huyện Bình Sơn còn 42,37 ha đủ điều kiện, nhưng chưa ban hành thông báo thu hồi đất.
Về công tác đầu tư xây dựng 10 khu tái định cư (27,09 ha), đến nay, UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 09/10 khu tái định cư
Tiếp tục đẩy nhanh công tác lập, công khai niêm yết, trình phê duyệt các phương án bồi thường phần đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; tổ chức chi trả tiền ngay sau khi phương án bồi thường được phê duyệt đảm bảo đến ngày 31/3/2024 bàn giao ít nhất 30% mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Đồng thời, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 15/3/2024; trình thẩm định và phê duyệt Tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 20/3/2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng, dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi ngay từ đầu đã nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Trung ương và sự quan tâm rất lớn của địa phương, vì vậy yêu cầu dự án phải đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, quỹ thời gian còn lại không nhiều (18 tháng), nhưng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định thành công của dự án, do vậy yêu cầu Ban quản lý dự án tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổng thể các nội dung, công việc cần tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian đến. Đặc biệt, kiểm soát tiến độ thi công của từng công việc cụ thể; phải xây dựng kế hoạch chi tiết gắn với các mốc thời gian theo từng tháng, từng quý, trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho các địa phương, các sở, ngành có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện.
Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung tổ chức triển khai lập tiến độ tổng thể về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở tiến độ giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án lập tiến độ chi tiết về thi công công trình, đảm bảo chậm nhất đến 30/8/2025 phải hoàn thành 100% dự án.
Đối với các địa phương trong vùng dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu phải tập trung quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của từng địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công theo đúng kế hoạch, tiến độ đã được phê duyệt.
Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với các địa phương hướng dẫn các trường hợp được bồi thường theo quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân được giải quyết thoả đáng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với dự án.
Ban quản lý dự án phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa đối với Dự án trong tháng 3/2024; khẩn trương chỉ đạo triển khai các thủ tục tổ chức lựa chọn đơn vị thi công xây dựng các khu tái định cư phục vụ cho công tác di dời dân, hoàn thành xây dựng các khu tái định cư trong thời gian sớm nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh khẳng định, dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi là dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Quảng Ngãi, cũng là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030; vì vậy, yêu cầu Chủ đầu tư dự án chỉ đạo nhà thầu tổ chức thi công công trình theo đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo chất lượng, an toàn, thẩm mỹ và hoàn thành công trình theo đúng tiến độ đề ra.
Hé lộ đề xuất đầu mối triển khai đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa.
Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 5, Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Bộ GTVT thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa như nội dung đề xuất của tỉnh này hồi tháng 10/2023.
Ảnh minh hoạ. |
Theo Bộ GTVT, Cảng hàng không Biên Hòa được hình thành trên cơ sở tận dụng quỹ đất, kết cấu hạ tầng của sân bay Biên Hòa do Bộ Quốc phòng quản lý; phương án khai thác lưỡng dụng cần có sự thống nhất của Bộ Quốc phòng. Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng và các Bộ ngành liên quan (như: Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường) quan tâm, phối hợp và hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình thực hiện.
Bộ GTVT cho biết, trong thời gian qua, một số địa phương đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư Cảng hàng không mới theo phương thức đối tác công tư như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng hàng không Quảng Trị, Cảng hàng không Sa Pa. Các dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng miền, kết nối quốc tế.
Trong đó Cảng hàng không Vân Đồn đã đưa vào khai thác từ năm 2018, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung; Cảng hàng không Quảng Trị đã lựa chọn nhà đầu tư và đang triển khai thực hiện; Cảng hàng không Sa Pa đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Việc triển khai các dự án nêu trên đã ghi nhận những thành công bước đầu trong việc áp dụng chủ trương, chính sách về phân cấp, phân quyền, huy động nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước đối với kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
Bên cạnh đó, hiện chủ trương chung của Đảng trong phát triển kết cấu hạ tầng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và huy động tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động, sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước.
Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và tháo gỡ các vướng mắc trong việc huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, Bộ GTVT đang hoàn thiện Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không để báo cáo cấp có thẩm quyền, trong đó đã đề xuất định hướng huy động nguồn vốn đầu tư Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức PPP và kiến nghị một số cơ chế chính sách liên quan đến đất đai, tài sản công… làm cơ sở triển khai thực hiện.
Theo Quyết định số 648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Biên Hòa là một trong những sân bay được quy hoạch là sân bay quốc nội phục vụ khai thác lưỡng dụng trong thời kỳ 2021 - 2030.
Sân bay Biên Hoà nằm tại phường Tân Phong, thuộc trung tâm của TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; có vị trí thuận lợi, gần các khu dân cư lớn (cách TP Dĩ An - Bình Dương khoảng 20km, TP. Thuận An - Bình Dương khoảng 30km; cách thị xã Tân Uyên - Bình Dương khoảng 30km; cách Vũng Tàu khoảng 90km; cách Bình Phước 130km; cách Thủ Dầu Một khoảng 35km và cách TP. Thủ Đức khoảng 25km).
Sân bay Biên Hoà cách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 25km về phía Đông Bắc; cách vị trí Cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 32km về phía Tây Bắc. Sân bay Biên Hòa hiện là sân bay quân sự cấp 1 với 2 đường cất hạ cánh, kết cấu bằng bê tông xi măng, kích thước 3.050m x 45m.
Diện tích đất sân bay Biên Hoà khoảng 967 ha, có khả năng bố trí khoảng 50 ha để quy hoạch khu hàng không dân dụng.
Quảng Nam thu hút nhà đầu tư chiến lược để hiện thực hóa Quy hoạch
Trao đổi với Phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn về các giải pháp, nguồn lực triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Hưng - Phó giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Nam cho biết, địa phương sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Để thực hiện Quy hoạch, tỉnh Quảng Nam sẽ thu hút các nhà đầu tư chiến lược có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm. |
Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên 4 trụ cột chính là du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp năng lượng; thương mại, dịch vụ logistics và nông, lâm nghiệp và thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thiện bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền số.
Tỉnh cũng nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tăng cường kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác liên tỉnh với các địa phương lân cận, trong vùng và cả nước trong công tác bảo vệ môi trường. Thúc đẩy mối liên kết với thành phố Đà Nẵng; liên kết giữa Khu kinh tế mở Chu Lai với Khu kinh tế Dung Quất để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm.
Ngoài ra, nghiên cứu áp dụng các mô hình thực tiễn quản lý phát triển đô thị, nông thôn ở một số nước, một số khu vực có điều kiện tương đồng với tỉnh. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nông thôn mới có bản sắc riêng gắn với đô thị hoá…
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đồng thời, có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia …
Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị thông minh về lĩnh vực nông nghiệp
Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tại kế hoạch thực hiện Thành phố Đà Lạt trở thành đô thị thông minh lĩnh vực nông nghiệp mà cơ quan này vừa xây dựng.
Đà Lạt được định hướng trở thành đô thị thông minh về lĩnh vực nông nghiệp. |
Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch này là người nông dân và các doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ các thông tin và tiện ích thiết thực về nông nghiệp, nông sản, thị trường và các hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm một cách nhanh nhất, từ đó có thể nâng cao thu nhập cho người dân; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng hơn, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước được tối ưu hóa, đạt hiệu quả cao, qua đó góp phần vào việc quy hoạch phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.
Nông nghiệp thông minh sẽ hỗ trợ nhà quản lý trong công tác tổ chức, chuyển giao công nghệ sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế về sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ xây dựng, tổ chức và hoàn thiện các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để có thể đưa vào phục vụ nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp đô thị hiệu quả để đảm bảo thành phố bền vững, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp thông minh tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực, thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, thành phố Đà Lạt là vùng đô thị có vai trò vị thế chiến lược quan trọng trong khu vực Tây Nguyên. Vùng trung tâm và các cực tăng trưởng được kết nối với nhau nhờ hệ thống giao thông công cộng và các trục hành lang tăng trưởng xuyên tâm, hướng tâm và các trục vành đai liên kết vùng.
Toàn Thành phố hiện có khoảng 4800 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 45% diện tích đất canh tác. Trong đó, hoa 1.468 ha, rau các loại 2.794 ha, chè 210, cà phê 258 ha) Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 230 triệu đồng/năm (tăng 80 triệu đồng so với năm 2011); cây hoa cắt cành đạt khoảng 700 triệu - 1,2 tỷ đồng/ha/năm (tăng 200 triệu đồng); cây rau cao cấp đạt trên 600 triệu đồng/ha/năm (tăng 150 triệu đồng); cây chè cành chất lượng cao đạt khoảng 360 triệu đồng/ha (tăng 60 triệu đồng).
Hầu hết các sản phẩm rau, chè, cà phê của Thành phố đều được sản xuất theo quy trình an toàn, nhãn hiệu rau, hoa Đà Lạt đã được công nhận góp phần nâng cao danh tiếng và uy tín các loại nông sản thành phố, đồng thời sản phẩm đưa ra thị trường đều có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư phát triển nông nghiệp với mô hình sản xuất phong phú, đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa đã được hình thành, các
làng hoa được đầu tư và phát triển. Nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến đã được nông dân Đà Lạt chọn lọc, tiếp thu và đưa vào thực tế sản xuất như: Công nghệ nhà lưới, nhà kính; công nghệ tưới phun, tưới và bón phân qua hệ thống nhỏ giọt, tưới có điều khiển tự động; công nghệ chiếu sáng để điều chỉnh thời gian sinh trưởng phát triển của cây trồng; công nghệ nuôi cấy mô trong nhân giống cây trồng; công nghệ vi sinh bảo vệ thực vật; việc cơ giới hóa trong sản xuất được áp dụng rộng rãi. Một số công nghệ hiện đại như trồng rau thủy canh, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng vật liệu mới trong canh tác, tự động hóa …bước đầu đã được ứng dụng có hiệu quả.
Về nông nghiệp thông minh, thương hiệu nông sản của Đà Lạt chưa được bảo vệ, có những sản phẩm đã bị ảnh hưởng (khoai tây, cà chua,…); chưa có kênh kết nối, liên kết, hỗ trợ giữa nhà nông, nhà khoa học và nhà quản lý trong các hoạt động sản xuất, canh tác; nông nghiệp công nghệ cao phát triển tự phát, chưa được quy hoạch dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường thành phố; ngành thủy lợi phải quản lý rất nhiều hồ lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ nằm trong chuỗi cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố; diện tích rừng rộng (518.496 ha trên toàn tỉnh; Đà Lạt là 19.112ha); chính quyền chưa có công cụ phục vụ cho công tác quy hoạch, dự báo nền nông nghiệp của thành phố.
Ngành nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng tuy đã được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, tuy nhiên vẫn tồn tại các vấn đề về ảnh hưởng của việc áp dụng các công nghệ nhà kính, nhà lưới với môi trường, vấn đề đảm bảo thương hiệu nông sản, thông tin dự báo giá cả, cung cầu thị trường. Các hoạt động áp dụng công nghệ cao đã được triển khai, tuy nhiên chủ yếu dưới dạng hộ gia đình, cơ sở nuôi trồng nhỏ tự đầu tư, trong khi cơ quan quản lý chưa có số liệu đánh giá thống kê và hỗ trợ đắc lực để đảm bảo hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp chung của toàn tỉnh. Hiện nay, nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp như thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp cũng đang được định hướng đến phát triển các tính năng thông minh, tuy nhiên việc làm này vẫn chưa mang tính kết nối, dùng chung cao. Tỉnh có thể giải quyết thách thức này bằng việc thiết lập nền tảng hạ tầng và các năng lực chung cho ngành, qua đó định hướng cho các lĩnh vực kết nối, tích hợp, tận dụng, và chia sẻ.
Về nguồn lực để vận hành ngành nông nghiệp, Đà Lạt đang thiếu hụt nhân sự chuyên trách về công nghệ thông, do đó cần phải ban hành các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ thường niên khuyến khích việc nâng cao trình độ tin học, đồng thời khảo sát đánh giá hiện trạng và tổ chức đào tạo về kỹ năng ICT cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt cần sớm xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để triển khai thực hiện các nội dung Đề án "Xây dựng Thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh" cho phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành.
Quảng Ngãi gỡ vướng mắc về đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp
Theo báo cáo của Sở Công Thương, Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Mộ Đức có quy mô gần 30 ha, với mục tiêu đầu tư xây dựng mới một cụm công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo ra quỹ đất,… để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, tạo môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao động góp phần phát triển kinh tế -xã hội huyện Mộ Đức.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp. |
Dự án cơ bản phù hợp với các quy hoạch trên địa bàn huyện Mộ Đức. Tuy nhiên, tại vị trí đề xuất đầu tư hiện có 1 tuyến đường bê tông dài 266 m, một số tuyến kênh nội đồng và khoảng 2,8 ha trồng lúa nước.
Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bình Mỹ, có quy mô hơn 49 ha. Qua rà soát, hiện trong khu vực dự án có 1 tuyến đường bê tông dài 760 m, vị trí đề xuất dự án ảnh hưởng 0,25 ha đất, rừng sản xuất và hồ chứa nước Phước Tích.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu UBND các địa phương và Sở Công Thương cần đảm bảo việc di dời các hộ dân nằm trong khu vực giáp ranh của các cụm công nghiệp trước khi triển khai các thủ tục tiếp theo của các dự án. Đồng thời, phối hợp với nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch 1/500 của các Cụm công nghiệp đúng theo yêu cầu của địa phương, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt; trong đó, lưu ý bố trí các ngành, nghề ít ô nhiễm môi trường và cây xanh phù hợp với cự ly tối thiểu từ hộ dân gần nhất đến khu vực bố trí nhà máy sản xuất là 50 m.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu nhà đầu tư cần xác định rõ phương án bồi thường, di dời các hộ dân trong khu vực dự án, cũng như đối với các tài sản công theo đúng quy định hiện hành; thực hiện đúng và đảm bảo các quy định về khoảng cách môi trường, phòng cháy, chữa cháy từ các khu chức năng của cụm công nghiệp đến các công trình phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chí về mật độ xây dựng, chiều cao xây dựng.
Riêng đối với Cụm công nghiệp Bình Mỹ, đề nghị chủ đầu tư có giải pháp thu gom toàn bộ lượng nước mưa, cũng như xử lý nước thải, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nguồn nước, cũng như chức năng phòng, chống ngập úng và bảo vệ nguồn nước của hồ chứa nước Phước Tích.
Về giải quyết vướng mắc trong thủ tục đầu tư vào Cụm công nghiệp Ba Động (huyện Ba Tơ), Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu UBND huyện và các sở, ngành đồng hành với nhà đầu tư để hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng quy định; yêu cầu nhà đầu tư phải cam kết bố trí kinh phí để triển khai giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án.
Bình Định dự kiến đầu tư 7.352 tỷ đồng mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa giao Ban Quản lý Dự án Giao thông thực hiện các bước thủ tục đầu tư đối với với 3 dự án mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát, với vốn đầu tư dự kiến 7.352 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung (bên trái) trao Quyết định Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn. |
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa giao Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước thủ tục đầu tư đối với các dự án mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát theo Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, 2 dự án do UBND tỉnh Bình Định làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư với hình thức đầu tư công (ngân sách Nhà nước) là Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay và Dự án Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng.
Cụ thể, Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay có thời gian thực hiện trong năm 2024 - 2027; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.013 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.008 tỷ đồng (hiện ngân sách tỉnh Bình Định đã bố trí khoảng 700 tỷ đồng theo Quyết định số 4564, ngày 8/12/2023).
Dự án thực hiện các nội dung gồm xây dựng đường cất hạ cánh số 2; xây dựng hệ thống đường lăn; xây dựng hệ thống đường tuần tra, hàng rào, bốt gác; xây dựng hệ thống đèn tiếp cận; xây dựng hệ thống thoát nước khu bay đồng bộ; hệ thống hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS; hệ thống quan trắc khí tượng tự động AWOS.
Dự án Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng có thời gian thực hiện từ năm 2027 - 2032; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.207 tỷ đồng.
Dự án còn lại là Dự án Xây dựng khu hàng không dân dụng có thời gian thực hiện 2027 - 2032. Dự án sẽ thực hiện đầu tư mở rộng sân đỗ máy bay; xây dựng nhà ga hành khách T3; xây dựng nhà điều hành cảng hàng không; xây dựng nhà xe ngoại trường; xây dựng khu nhiên liệu hàng không; xây dựng nhà cảng vụ...
Đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất với dự kiến khoảng 3.132 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Bình Định, Dự án Xây dựng khu hàng không dân dụng sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư là đối tác công tư; có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn do nhà đầu tư huy động.
UBND tỉnh Bình Định cũng giao Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức làm việc thống nhất với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về cơ chế vận hành các công trình khi đi vào hoạt động; kiến nghị Trung ương xem xét, cho cơ chế đầu tư đặc thù và hỗ trợ vốn đầu tư đối với 3 dự án nêu trên.
Trước đó ngày 22/12/2023, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quy hoạch, Cảng hàng không Phù Cát là cảng hàng không nội địa, dùng chung cho dân dụng và quân sự. Cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; loại tàu bay khai thác là code C như A320/ A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu).
Trong thời kỳ 2021 - 2030, Cảng Hàng không Phù Cát có công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm; tầm nhìn đến năm 2030 có công suất 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm.
Quyết định số 1686 của Bộ Giao thông - Vận tải cũng nêu rõ nội dung quy hoạch hạng mục các công trình khu bay bao gồm hệ thống đường cất hạ cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay; các công trình bảo đảm hoạt động bay; hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung; các công trình dịch vụ hàng không; công trình bảo đảm an ninh sân bay; quy hoạch sử dụng đất.
Cũng theo quyết định trên, một số công trình được quy hoạch xây dựng mới như đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía Tây với kích thước 3.048 m x 45 m; nhà ga hành khách T3 công suất khoảng 3,5 triệu hành khách/năm; bổ sung bãi đỗ xe hoặc kết hợp nhà xe cao tầng tại khu vực nhà ga hành khách T3 trên khu đất có diện tích khoảng 18.300 m2.
Một số công trình được nâng cấp, mở rộng như sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí (đến năm 2030) và 20 vị trí (đến năm 2050); mở rộng đường trục hiện hữu kết nối từ Quốc lộ 1A vào khu nhà ga hành khách với bề rộng mặt đường 24 m…
Nhà ga hành khách T2 được quy hoạch chuyển đổi công năng thành nhà ga hàng hóa, đáp ứng công suất khoảng 12.000 tấn hàng hóa/năm.
Cảng Hàng không Phù Cát được quy hoạch nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 948,73 ha. Trong đó; diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý là 77,39 ha; diện tích đất do quân sự quản lý là 587,90 ha; diện tích đất dùng chung 283,44 ha.
Bình Định tổ chức 2 hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối tháng 3/2023
Cuối tháng 3, tỉnh Bình Định tổ chức hai hội nghị quan trọng về xúc tiến đầu tư gồm Hội nghị Canada - Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ và Hội nghị Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, ngày 28/3 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, lãnh đạo tỉnh phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam - Canada (VCBA) sẽ tổ chức Hội nghị Canada - Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.
Theo đó, Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác với VCBA; cũng là dịp để các doanh nghiệp tỉnh Bình Định kết nối, giao thương với các doanh nghiệp trong VCBA.
Hội nghị sẽ có phát biểu của ông Dan On, Chủ tịch VCBA về quan hệ thương mại Việt Nam - Canada; ông Nguyễn Hoài Bắc, Ủy viên Ban Chấp hành VCBA về xu hướng tiêu dùng tại thị trường Canada; ông Phạm Hồng Hải, Phó chủ tịch Công ty chứng khoánThiên Việt về Canada - Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ…
Ngoài ra, tại hội nghị, đại diện VCBA cũng thông tin về thành lập Trung tâm Trưng bày và Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Vancouver (Canada) và hướng dẫn cách thức đăng ký quảng bá hàng Việt Nam tại Canada; thủ tục gia nhập VCBA và đăng ký trưng bày sản phẩm tại Canada.
Dự kiến hội nghị có 250 khách mời, trong đó có 11 đại biểu đại diện cho VCBA, đại diện 30 doanh nghiệp từ VCBA, khoảng 150 doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu trong tỉnh Bình Định…
Sau sự kiện trên, cũng tại Trung tâm hội nghị tỉnh, ngày 29/3, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Theo UBND tỉnh Bình Định, một trong các mục tiêu của hội nghị hướng đến là làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nước khu vực Trung Đông - khối Ả rập.
Đồng thời, hội nghị là cơ hội quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Định với các nhà đầu tư nước ngoài nhân tuần lễ tổ chức sự kiện Giải Đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM- ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024.
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024 dự kiến có sự tham gia của 500 đại biểu. Trong đó, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, hiệp hội nước ngoài và doanh nghiệp FDI, đại diện các tổ chức quốc tế.
Đáng chú ý, hội nghị còn có các doanh nghiệp, các tỷ phú khu vực Trung Đông - khối Ả Rập về tham dự Giải Đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM- ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024.
Được biết, trước đó vào đầu tháng 12/2023, đoàn công tác tỉnh Bình Định do ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có chuyến xúc tiến đầu tư tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Tại chuyến công tác này, Chủ tịch tỉnh Bình Định đã gửi lời mời đến các đại diện Tập đoàn đến Bình Định tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư và 2 sự kiện thể thao lớn của tỉnh gồm Tập đoàn GBEPrime; Công ty Supercool; Tập đoàn Ghassan Aboud; Tập đoàn DMCC…
Thái Bình gắn biển công trình Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Tháng 2/2022, công trình Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của 4 đơn vị y tế là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Công trình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình được xây dựng hiện đại với nhiều máy móc, kỹ thuật tiến tiến hàng đầu cả nước |
Đây là công trình dân dụng có quy mô lớn, có khối nhà làm việc cao 15 tầng (cao nhất từ trước đến nay) của tỉnh, với gần 160 phòng chức năng, 1 hội trường 500 chỗ ngồi, 4 phòng họp nhỏ, 6 Labo xét nghiệm và 5 khoa xét nghiệm. Chỉnh trang cả khối nhà 5 tầng hiện có của Trung tâm CDC tỉnh cơ sở 2.
Bên cạnh đó, Dự án còn đầu tư hệ thống kỹ thuật hiện đại, tiên tiến như: Phòng áp lực âm tiêu chuẩn kỹ thuật phòng an toàn sinh học cấp III (CDC Thái Bình là đơn vị đầu tiên được đầu tư trong hệ thống CDC cả nước); Phòng sạch khoa vi sinh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phòng sạch ISO Class 5, đáp ứng yêu cầu xét nghiệm có độ chính xác cao; Hệ thống cấp nước RO trung tâm đạt tiêu chuẩn nước thí nghiệm theo quy định của Bộ Y tế....
Việc sớm đưa công trình vào sử dụng giúp hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành y tế, đặc biệt là công tác y tế dự phòng, tạo điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân, hướng tới đưa Thái Bình trở thành trung tâm y tế chất lượng cao trong vùng đồng bằng sông Hồng, phù hợp với quy hoạch tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11 ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Thời điểm hoàn thành gắn biển công trình đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2024.
Phát biểu tại Lễ gắn biển công trình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cho biết: Trong quá trình xây dựng, lãnh đạo tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường để giải quyết những vướng mắc, đề xuất, kiến nghị và các sở, ngành đã tạo điều kiện, phối hợp tháo gỡ khó khăn giúp chủ đầu tư có điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Đến thời điểm này công trình đã hoàn thành vượt tiến độ, chất lượng tốt, kiến trúc công trình đẹp, là điểm nhấn của đô thị thành phố Thái Bình và xứng đáng là công trình Chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam, là niềm tự hào của ngành Y tế Thái Bình.
Đầu tư 1.836 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang
Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang (Dự án).
Theo chủ trương, Công ty cổ phần Le Delta là nhà đầu tư Dự án.
Dự án được thực hiện tại xã Phúc Sơn và xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với quy mô 123,94 ha đất. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.836 tỷ đồng.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
nhân dân tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp thu ý kiến của các Bộ.
Kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất, trong đó lưu ý điều kiện về năng lực tài chính; trường hợp nhà đầu tư không đảm bảo đáp ứng điều kiện cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất thì phải kịp thời có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật; đảm bảo điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.
Đảm bảo điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ, hẹp do nhà nước quản lý (nếu có) đáp ứng tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 14a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai (được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai); đảm bảo không đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa đề xuất chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai; trường hợp xác định có tài sản công thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổng hợp địa điểm và quy mô diện tích của dự án vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, trong đó có kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm 2021 - 2025, hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh Bắc Giang, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án; giám sát, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu đất khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang theo kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các văn bản khác có liên quan; chịu trách nhiệm rà soát, đảm bảo tiến độ giao đất để thực hiện dự án phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và các cơ quan có liên quan rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện Dự án phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Phúc Sơn đã được phê duyệt, điều chỉnh; đảm bảo cơ cấu sử dụng đất và khoảng cách an toàn về môi trường của khu công nghiệp đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo vị trí, quy mô diện tích thực hiện dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu Nhà đầu tư: (i) trong quá trình triển khai dự án báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để xử lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản; (ii) tiếp thu ý kiến của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang...
Công ty cổ phần Le Delta phải đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Chỉ thực hiện dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng đất trồng lúa và nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai và thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường...