- Quy định rõ hơn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật
- Ngăn ngừa tình trạng cài cắm "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong xây dựng pháp luật
- Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật
- Ngày Thế giới phòng chống mua bán người 30/7: Cảnh giác trước cạm bẫy của kẻ buôn người
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023.
Tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản; (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); (3) Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi); (4) Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); (5) Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); (6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; (7) Báo cáo đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và (8) Báo cáo đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023 (Ảnh: VGP) |
Về Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; (2) Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; (3) Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với một số yêu cầu sau:
Thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng, chống mua bán người; tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan về phòng, chống mua bán người; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các Bộ luật, Luật liên quan như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật trợ giúp pháp lý... và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.
Tăng cường phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, bảo đảm phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan; phát huy vai trò phòng, chống mua bán người từ cơ sở. Bổ sung quy định về công tác phòng ngừa; đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hoạt động mua bán người.