13 đoàn doanh nghiệp đến từ 11 nền kinh tế châu Á đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp châu Á (ABS) lần thứ 6 vừa diễn ra tại Keidaren, Nhật Bản |
Trong bài phát biểu đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp châu Á, ông đã đề nghị các nền kinh tế châu Á cần quan tâm đến các biện pháp làm giảm bớt, thậm chí xóa nhòa sự khác biệt giữa các thành viên trong hội nhập kinh tế. Ông muốn đề cập cụ thể đến điều gì, thưa ông?
Có 13 tổ chức doanh nghiệp đến từ cho 11 nền kinh tế châu Á tham gia Hội nghị này. Rất đáng tiếc, doanh nghiệp Việt Nam lại đang ở nhóm yếu thế hơn trong tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế khu vực.
Tại thời điểm hiện tại, với 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia ký kết, thì 8 FTA trong khu vực, 13/21 đối tác là trong khu vực châu Á. Vì vậy, ở góc độ tự do hóa thương mại, có thể nói Việt Nam hiện đang hội nhập kinh tế chủ yếu trong khu vực châu Á, hưởng lợi cũng như chịu tác động chủ yếu từ các kết quả từ hội nhập kinh tế trong khu vực này.
Song, có một thực tế không thể né tránh, dường như những lợi ích thực tế nhận được từ các FTA cũng như tiến trình hội nhập trong khu vực còn xa so với lợi ích kỳ vọng của doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu đi các thị trường đã có FTA với Việt Nam mới đạt trung bình khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường này. Đồng nghĩa là 70% lợi ích còn lại bị bỏ phí.
Đó là chưa kể việc lạm dụng các hàng rào kỹ thuật ở một số nền kinh tế đang khiên hàng nhập khẩu của Việt Nam khó tiếp cận thị trường và như vậy, ưu đãi thuế quan theo các FTA cũng bị vô hiệu hóa.
Rõ ràng, sự khác nhau về trình độ phát triển giữa các nền kinh tế trong khu vựcddang ảnh hưởng tới việc tận dụng các lợi ích từ hội nhập.
Khi phát biểu tại Hội nghị, tôi đã nói rằng, sẽ không thể có một tiến trình hội nhập bền vững và thịnh vượng nếu ở đó chỉ có những thành viên mạnh mới tận dụng được cơ hội và phần thua thiệt thuộc về những thành viên yếu hơn. Vì vậy, cần có các biện pháp để xóa nhòa khoảng cách này.
Vấn đề nằm ở chỗ, lý do chính khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hội từ hội nhập là vì đa số có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh kém, đặc biệt là thiếu chủ động trong tìm hiểu các cam kết để áp dụng cho mình… , thưa ông?
Đó là lý do từ năng lực của doanh nghiệp và cũng có phần lý do từ hạn chế nhât định trong năng lực thể chế cũng như điều hành của Chính phủ trong việc tận dụng các cơ hội từ hội nhập.
Nhưng không có nghĩa là các nền kinh tế mạnh hơn sẽ hưởng lợi toàn bộ các cơ hội. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước ở vị thế yếu hơn cần phải lên tiếng.
Chúng tôi đã đề xuất với Hội nghị thượng định doanh nghiệp châu Á 3 nội dung. Một là trong quá trình hội nhập, bao gồm cả đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập thương mại, cần tính đến một cách đầy đủ và thực chất sự kách nhau trong trình độ phát tiển của các nước đẻ có cam kết hài hòa, lộ trình thích hợp cũng như các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho những thành viên có trình độ phát triển kém hơn.
Hai là, có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực dể các nước thành viên, đặc biệt là các thành viên ở trình độ phát triển kém hơn, cải thiện môi trường kinh doanh nội địa của mình không chỉ sau khi các FTA đã ký mà cả trước đó.
Bà là, cần cơ chế để minh bạch hóa quá trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là quá trình đàm phán các FTA trong khu vực. Sự minh bạch không chỉ giúp các doanh nghiệp có hiểu biết đầy đủ hơn, định hướng tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình mà còn là cơ hội để doanh nghiệp có thể tham gia ý kiến, góp phàn cùng các Chính phủ hình thành nên chính sân chơi và luật chơi cho mình sau này.
Tuyên bố chung của ABS 6 đã đề cập đến 5 vấn đề được xác định là phản ánh sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp châu Á và vạch ra vai trò của khu vực tư nhân trong việc duy trì sự năng động của nền kinh tế châu Á trong tương lại.
5 vấn đề gồm hội nhập kinh tế khu vực, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường và vấn đề an ninh