Bộ Xây dựng cho ý kiến về Quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo lập Đề án để đánh giá kỹ lưỡng về nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật, nguồn lực đầu tư và các tác động liên quan; xây dựng giải pháp và lộ trình huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cảng hàng không Măng Đen theo phương thức PPP là phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt.
Khu vực thị trấn Măng Đen, tỉnh Kon Tum (Ảnh: Internet) |
Quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen với nhu cầu sử dụng đất giai đoạn hoàn thiện là 350 ha tại thị trấn Măng Đen.
Cũng tại văn bản trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum rà soát, bổ sung cụ thể về hiện trạng đất rừng tại khu vực dự kiến xây dựng và đánh giá sự phù hợp của vị trí lựa chọn với quy hoạch lâm nghiệp (3 loại rừng) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Xây dựng yêu cầu bổ sung nội dung rà soát, đánh giá các tác động của vị trí, quy mô diện tích của lựa chọn xây dựng Cảng hàng không Măng Đen với Quy hoạch chung đô thị Kon Plông (nay là thị trấn Măng Đen) được phê duyệt tại Quyết định số 298 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.
Làm rõ sự phù hợp của vị trí đề xuất quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen với nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045 được phê duyệt tại Quyết định số 1492 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cập nhật hệ thống bản đồ sử dụng theo các quy định hiện hành; khớp nối hạ tầng của Cảng hàng không Măng Đen với hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị, đặc biệt là phương án san nền và thoát nước mặt làm cơ sở đảm bảo việc tiêu thoát nước cho cảng hàng không và khu vực đô thị trong triển khai thực hiện. Chịu trách nhiệm về việc đánh giá hiện trạng, các Dự án, các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc, đất đai.
Trước đó, trong tháng 4/2023, UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông - Vận tải về chủ trương lập đề án đánh giá khả năng quy hoạch sân bay Măng Đen sau khi có nhà đầu tư đề xuất khảo sát đầu tư dự án này trong năm 2022.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, địa phương thuộc khu vực có vị trí trọng điểm trong khu vực và quốc tế, khi tọa lạc khu vực ngã 3 Đông Dương, thuộc vùng lõi tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, do vậy, cần phải có một cảng hàng không để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ công tác quốc phòng an ninh tại địa phương.
Cùng với đó, việc triển khai dự án sẽ tạo ra động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; kết nối tỉnh Kon Tum và các tỉnh trong khu vực với các trung tâm, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Được biết, theo đề xuất của nhà đầu tư, Cảng hàng không Măng Đen có quy mô sân bay cấp 4E, dự kiến xây dựng tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Công suất thiết kế của Cảng hàng không Măng Đen là từ 3 - 5 triệu hành khách/năm; diện tích đất thực hiện dự án khoảng 350 ha; tổng mức đầu tư dự án vào khoảng từ 3.000- 4.000 tỷ đồng; thời gian thực hiện là từ năm 2023 đến 2027.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, toàn bộ dự án sẽ được thực hiện theo hình thức PPP với sự tham gia của nhà đầu tư. Hiện nhà đầu tư đã tiến hành khảo sát vị trí bước đầu và cho thấy tính khả thi.
"Nếu đầu tư theo nguồn vốn Nhà nước thì thủ tục sẽ lâu, mất rất nhiều thời gian. Còn nếu đầu tư theo hình thức PPP, với sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, thì chỉ hơn một năm dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng, có thể khai thác liền. Hiện nay, Vân Đồn, Phú Quốc và sắp tới là Sa Pa, Quảng Trị cũng đầu tư theo hình thức này", ông Tuấn thông tin thêm.
Một lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải Kon Tum cho biết, doanh nghiệp đề xuất khảo sát đầu tư Cảng hàng không Măng Đen hiện nay là một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh xin đầu tư sân bay, tập đoàn này đề xuất đầu tư tuyến cao tốc từ Quảng Ngãi đi Măng Đen.
"Vị trí đề xuất cũng nằm khu vực trung tâm thị trấn, ở gần khu công nghiệp công nghệ cao của huyện Kon Plông. Mặt bằng ở đây đủ rộng để làm sân bay. Nói chung, nhà đầu tư có năng lực làm thì địa phương cũng mừng. Nhà đầu tư có vốn, tính toán bài toán hiệu quả nên tính khả thi dự án sẽ cao", lãnh đạo này chia sẻ thêm.
Khởi công dự án điện gió 1.500 tỷ đồng tại miền Tây Quảng Trị
Ngày 20/12, Dự án Nhà máy Điện gió Hải Anh chính thức khởi công tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Theo đó, Dự án có diện tích 20 ha, được triển khai ở các xã Hướng Phùng, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo.
Dự án do Công ty cổ phần Phong điện Hải Anh - Quảng Trị làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng.
Theo thiết kế, dự án có 8 trụ điện gió công suất 5 MW, chiều cao trụ tháp 125 m, đường kính cánh quạt 172 m.
Dự kiến, dự án sẽ vận hành đấu nối điện vào tháng 9/2024, cho sản lượng điện hàng năm là 120 triệu kWh.
Khởi công dự án điện gió Hải Anh Quảng Trị. |
Tại buổi lễ, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến nay tại Quảng Trị có 19 dự án điện gió đã đi vào vận hành thương mại với tổng công suất 713,4 MW, 2 dự án với tổng công suất 60 MW dự kiến vận hành thương mại vào đầu năm 2024.
"Đối với Nhà máy Điện gió Hải Anh có quy mô tương đối lớn, quá trình xây dựng sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 150 lao động và nộp ngân sách Nhà nước khoảng 45 tỷ đồng", ông Hưng cho biết.
Ông Hưng cũng đồng thời kỳ vọng sau khi khi đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện bình quân hằng năm khoảng 120.000 MWh, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện trong khu vực và cả nước, đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, tạo ra doanh thu hơn 200 tỷ đồng/năm và nộp ngân sách địa phương khoảng 40 tỷ đồng/năm.
"Cùng với hệ sinh thái phong phú đa dạng xung quanh, dự án sẽ tạo tiềm năng phát triển du lịch khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị - nơi tập trung các dự án nhà máy điện gió đã và đang được đầu tư xây dựng", ông Hưng nói thêm.
Sớm đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D
Tại Công văn số 9927/VPCP-CN ngày 20/12/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải có phương án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 14D từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã phân bổ cho Bộ GTVT.
Phó thủ tướng yêu cầu việc nâng cấp, cải tạo phải đảm bảo hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí.
Với tổng chiều dài toàn tuyến 76 km, Quốc lộ 14D (QL 14D) nối Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang ở biên giới Việt - Lào với Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, các cảng biển miền Trung đóng vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng, QL 14D nay đã xuống cấp nghiêm trọng, việc di chuyển của các phương tiện vận tải, người dân... hiện gặp nhiều khó khăn, nguy cơ mất an toàn giao thông và kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương.
Theo ghi nhận, lưu lượng xe chở hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang theo QL 14D về cảng Đà Nẵng, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) hiện nay đang có chiều hướng tăng cao nhưng với hiện trạng trên rất khó để đảm bảo thuận lợi và an toàn lưu thông. Chưa kể đến, kết cấu mặt đường không đáp ứng được tải trọng và lưu lượng xe như hiện nay nên đã bắt đầu phát sinh nhiều hư hỏng.
QL 14D thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông gây tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó là ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương khi tuyến đường nhỏ nhưng có mật độ phương tiện vận tải lớn... Do vậy, việc nâng cấp QL 14D để phát triển kinh tế, ổn định giao thông tại khu vực, đảm bảo an toàn cho người dân là rất cần thiết.
Đầu tư 56.293 tỷ đồng xây cao tốc vành đai 4 Hà Nội theo phương thức PPP
Ngày 20/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Quyết định số 6479/QĐ - UBND phê duyệt Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Dự án này có tổng chiều dài khoảng 113,52 km, bao gồm 103,82 km tuyến chính và 9,7 km đoạn tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Phối cảnh nút giao Đại lộ Thăng Long với đường vành đai 4 - vùng Thủ đô. |
Tuyến chính của Dự án có chiều dài khoảng 103,82 km ( đoạn đi qua địa phận TP. Hà Nội khoảng 57,52 km; tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3 km; tỉnh Bắc Ninh khoảng 27 km). Tuyến có điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội; điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đoạn tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long có chiều dài khoảng 9,7 km (đi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) với điểm đầu tại Km30+900 kết nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long hiện hữu thuộc địa phận phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; điểm cuối khoảng Km40+600 thuộc phường Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Tuyến đường thuộc Dự án có cấp đường cao tốc; vận tốc thiết kế 100 km/h theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 “Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế”.
Trong giai đoạn hiện nay, Dự án đầu tư trước 4 làn xe (theo chủ trương đã được thông qua) với bề rộng nền đường 17 m; bề rộng cầu 17,5m (riêng các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống có bề rộng cầu 24,5m để bố trí thêm 2 làn xe máy và xe thô sơ qua cầu kết nối giữa hai bên bờ sông tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân). Giai đoạn hoàn thiện sẽ có quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (được thực hiện sau và theo chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Dự án sẽ đầu tư xây dựng 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh (5 nút trên địa bàn TP. Hà Nội; 2 nút trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; 1 nút trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh); hoàn thiện nút giao Tây Nam (trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh); đầu tư xây dựng 7 nhánh lên xuống kết nối với đường song hành hai bên.
Trên phạm vi toàn tuyến sẽ có 13 đoạn tuyến trắc dọc đi trên cao, tương ứng với tổng chiều dài khoảng 80,98 km/113,52km (chiếm khoảng 71% chiều dài toàn tuyến), trong đó có 6 đoạn trên địa bàn Hà Nội dài khoảng 48,64 km; 3 đoạn trên địa bàn Hưng Yên dài khoảng 14,18 km; 4 đoạn trên địa bàn Bắc Ninh, dài khoảng 18,16 km.
Tuyến có 13 đoạn tuyến trắc dọc đi thấp, tương ứng với tổng chiều dài khoảng 32,54 km/113,52 km (chiếm khoảng 29% chiều dài toàn tuyến). Cơ cấu các đoạn tuyến trắc dọc đi cao và đi thấp sẽ được xác định chính xác trong bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.
UBND TP. Hà Nội xác định Dự án thực hiện chuẩn bị đầu tư từ năm 2022, cơ bản hoàn thành 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.
Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc được thực hiện theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, trong đó, thực hiện tách tiểu dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong Dự án PPP.
Theo đó, Tiểu dự án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đầu tư xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7km (bao gồm hoàn thiện nút Tây Nam và nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long).
Phạm vi dự án còn lại sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư bao gồm việc đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn: từ nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến trước nút giao Quốc lộ 6 (không bao gồm cầu Hồng Hà); từ sau nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến trước nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long (không bao gồm cầu Hoài Thượng) theo phương thức PPP.
Với quy mô đầu tư như trên, Dự án có tổng mức đầu tư là 56.293,5 tỷ đồng, trong đó Tiểu dự án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP là 26.767,885 tỷ đồng (vốn Ngân sách Trung ương là 17.991,885 tỷ đồng, vốn Ngân sách địa phương là 8.776 tỷ đồng); phạm vi dự án còn lại sử dụng nguồn vốn do nhà đầu tư thu xếp.
Dự án có mức thu phí cơ sở dự kiến là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km; lộ trình tăng giá vé theo khung mức phí sử dụng dịch vụ đường bộ tạm thời áp dụng tương tự các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017- 2020) cho đến thời điểm hoàn vốn. Thời gian thu phí hoàn vốn (dự kiến) là 26,8 năm.
Dự án áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là trong năm 2024.
Kon Tum tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào dự án năng lượng
UBND tỉnh Kon Tum cho biết, địa phương đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển các Dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn để lập hồ sơ bổ sung quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực.
Nhà máy Điện mặt trời Sê San 4 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư hơn 937 tỷ đồng. Ảnh: EVN. |
Về điện gió, Thủ tướng đã đồng ý bổ sung 2 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh với tổng công suất 153,5 MW (vào tháng 6/2020 gồm Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei công suất 50 MW, Dự án Nhà máy điện gió Kon Plông công suất 103,5 MW).
Tiềm năng phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh Kon Tum là khoảng 6.287,40 MW (tại Đề án Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050).
Về điện mặt trời, Thủ tướng cũng đã phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện VII vào cuối năm 2020 đối với Dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ialy Kon Tum (200 MWp); Bộ Công thương bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực vào tháng 9/2017 đối với Dự án Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (49 MWp).
Trong đó, Dự án Điện mặt trời Sê San 4 (tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã đưa vào vận hành thương mại vào cuối tháng 11/2020. Dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ialy Kon Tum (xã Ya Tăng và xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) do Công ty cổ phần Điện mặt trời Ialy Kon Tum làm chủ đầu tư với quy mô vốn đầu tư 4.121 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 2/4/2021 (tại thời điểm tháng 4/2023 đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng).
Tương tự, tiềm năng phát triển điện mặt trời của tỉnh Kon Tum là 18.702,4 MW.
Về tình hình xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án năng lượng trên địa bàn, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng xây dựng, duy trì thường xuyên các kênh đối thoại để giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của tỉnh.
Cùng với đó, Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các dự án năng lượng; đã ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về thu hồi đất, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trong đó, có dự án năng lượng.
Gỡ bất cập thủ tục liên quan đến khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phản ánh có một số bất cập về thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư KCN cũng như việc điều chỉnh diện tích cụm công nghiệp (CCN) so với quy hoạch.
Cụ thể, Khoản 2 Điều 34 Luật Quy hoạch 2017 quy định: “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh”.
Trong khi đó, theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (có hiệu lực từ ngày 15/7/2022), các KCN nằm trong Quy hoạch tỉnh đã qua quá trình thẩm định kỹ lưỡng, toàn diện của các bộ, ngành về sự phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước, điều kiện địa lý, đất đai, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường... và đã được Thủ tướng phê duyệt.
Trong khi đó, theo điểm h Khoản 1 Điều 31 và Khoản 2 Điều 35 Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan và trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN.
Các doanh nghiệp cho rằng, nếu theo hướng giao việc thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư KCN cho các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (mà không cần thiết phải được các Bộ ngành thẩm định lại và trình Thủ tướng quyết định) sẽ giúp tránh được thủ tục thẩm định phải thực hiện hai lần, trùng lặp, làm giảm cơ hội của nhà đầu tư do thời gian tiến hành thủ tục bị kéo dài.
Bên cạnh đó, quy định về điều chỉnh diện tích so với quy hoạch khi thành lập cụm công nghiệp (CCN) cũng có bất cập.
Khoản 4 Điều 12 Nghị định 68/2017/NĐ-CP (sửa đổi theo Nghị định 66/2020/NĐ-CP) quy định: “Trường hợp cụm công nghiệp thành lập, mở rộng có điều chỉnh diện tích lớn hơn 5 ha so với phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt”.
Nhưng tại khoản 4 Điều 10 của Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển CCN kèm theo Tờ trình số 3842/TTr-BCT ngày 20/6/2023 của Bộ Công Thương trình Chính phủ (thay thế cho Nghị định 68/2017/NĐ-CP) quy định: “Trường hợp cụm công nghiệp thành lập, mở rộng có điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích giảm hoặc tăng không quá 05 ha so với quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp”.
Theo dự thảo này, có thể hiểu có hai trường hợp: (i) Nếu CCN giảm hoặc tăng không quá 5 ha so với Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt thì UBND tỉnh được quyền quyết định; (ii) Nếu CCN giảm hoặc tăng hơn 5 ha so với Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt thì UBND tỉnh phải trình Thủ tướng quyết định điều chỉnh quy hoạch.
Nhưng các doanh nghiệp cho rằng, Dự thảo nên làm rõ thêm các trường hợp:
Trường hợp 1, nếu CCN có diện tích giảm hoặc tăng không quá 5 ha so với Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt thì UBND tỉnh được quyền quyết định.
Trường hợp 2, nếu diện tích CCN tăng quá 5 ha so với Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt thì cần trình Thủ tướng phê duyệt.
Trường hợp 3, nếu diện tích CCN giảm nhiều hơn 5 ha so với Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt thì đề xuất sửa theo hướng, UBND tỉnh được quyền quyết định, do không làm tăng tổng diện tích CCN đã được Thủ tướng phê duyệt cho địa phương đó.
Doanh nghiệp cho rằng, nếu việc giảm diện tích nhiều hơn 5 ha địa phương không thể tự chủ động quyết định, phải trình Thủ tướng quyết định thì sẽ kéo theo quy trình thẩm định lại của các bộ, ngành liên quan, là sự trùng lặp, thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến cơ hội của nhà đầu tư.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước KaZam
UBND huyện Đơn Dương vừa có Tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước KaZam. Lý do đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với Dự án hồ chứa nước KaZam là tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, năm 2022, khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được tính toán theo Quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 5/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, thực hiện Dự án hồ chứa nước KaZam, xã Ka Đô, huyện Đương Dương có sự chênh lệch tăng 2,89 lần so với Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 25/3/2020.
Đối với hệ thống tuyết kênh tưới, UBND huyện Đơn Dương đề xuất cắt giảm 43,136 km tuyến kênh tưới không đầu tư giai đoạn 2020 - 2025, để đầu tư giai đoạn 2026 - 2030.
Hiện, UBND tỉnh Lâm Đồng đang giao các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét Tờ trình đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước KaZam của UBND huyện Đơn Dương.
Được biết, tổng số vốn đã cấp đến năm 2023 cho Dự án hồ chứa nước KaZam là hơn 190 tỷ đồng. Trong đó, công tác giải ngân đạt tỷ lệ 99%. Chủ đầu tư đã hoàn thiện công tác mời thầu và ký kết hợp đồng 12 gói thầu.
Mục tiêu đầu tư là nhằm chủ động nguồn nước tưới (cấp nước) tự chảy cho 818 ha đất nông nghiệp, trong đó có 67 ha lúa và 751 ha rau màu; nuôi trồng thủy sản, giảm lũ, cải tạo môi trường cảnh quan; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho xã Ka Đô và vùng phụ cận; cấp nước cho Cụm công nghiệp Ka Đô với công suất 2.500 m3/ngày đêm.
Đây là dự án nhóm B, công trình cấp II, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương làm chủ đầu tư.
Lâm Đồng có Dự án kéo sợi len lông cừu Đà Lạt vốn 51,61 triệu USD
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy kéo sợi len lông cừu Đà Lạt do Công ty TNHH Sợi Đà Lạt làm chủ đầu tư.
Nhà máy có tổng công suất thiết kế 5.000 tấn sợi/năm. Trong đó, giai đoạn 1, Nhà máy 1 có công suất thiết kế 3.000 tấn sợi/năm. Giai đoạn 2, Nhà máy 2 có công suất thiết kế 2.000 tấn sợi/năm.
Tổng vốn đầu tư là 1.243,87 tỷ đồng, tương đương 51,61 triệu USD. Vốn góp để thực hiện là 332,46 tỷ đồng, tương đương 15 triệu USD (chiếm 29% tổng vốn đầu tư); vốn huy động 811,41 tỷ đồng, tương đương 36,61 triệu USD.
Về tiến độ góp vốn và dự kiến huy động các nguồn vốn, giai đoạn 1 từ tháng 3/2017 đến tháng 1/2023, vốn đầu tư đã thực hiện là 789,25 tỷ đồng, tương đương 35,61 triệu USD. Giai đoạn 2 sẽ kéo dài trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất tại Lô A.7 Cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt.
Về tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động, khai thác vận hành: Từ tháng 3/2017 đến tháng 1/2023 chuẩn bị thủ tục đầu tư; thiết kế, khảo sát, xây dựng các hạng mục công trình, nhập khẩu và lắp đặt trang thiết bị cho Nhà máy 1; hoàn thành và vận hành Nhà máy 1;
Tiến độ điều chỉnh 24 tháng kể từ thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất tại Lô A.7 Cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt để xây dựng Nhà máy 2: Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5 khảo sát, thiết kế, xin phép, san lấp mặt bằng; từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 17 xây dựng các hạng mục công trình, nhập khẩu máy móc Nhà máy 2; từ tháng thứ 18 đến tháng thứ 24 lắp đặt trang thiết bị cho Nhà máy 2, hoàn thành toàn bộ Nhà máy 2, nghiệm thu, đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Sợi Đà Lạt thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác trong quá trình triển khai xây dựng, hoạt động của dự án; tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục đảm bảo thực hiện dự án theo quy định với số tiền hơn 10.092.500.000 đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư; phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Đà Lạt và các sở, ban, ngành để đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại Lô A.7 Cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện dứt điểm bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với hộ ông Nguyễn Văn Quý diện tích 5.974,2 m2 và thực hiện các thủ tục tiếp theo để bàn giao Lô A.7 Cụm công nghiệp Phát Chi (diện tích 9.380 m2) cho Công ty TNHH Sợi Đà Lạt thuê đất triển khai xây dựng Nhà máy 2; hoàn thành trước ngày 30/12/2023.
Đắk Nông triển khai chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
HĐND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Nghị quyết về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo Nghị quyết này, tỉnh Đắk Nông sẽ áp dụng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Danh mục các Dự án được ưu đãi và hỗ trợ đầu tư gồm có Dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, Cụm công nghiệp; Dự án chế biến nông sản, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn |
Dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. ự án chế biến lâm sản sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng đặt tại khu, cụm công nghiệp, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh đó là dự án chế biến thực phẩm, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; Dự án sản xuất cát nhân tạo, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tỉnh Đắk Nông sẽ áp dụng chính sách ưu đãi đối với dự án sản xuất các thiết bị phục vụ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Dự án sản xuất gạch, ngói không nung có công suất trên 20 triệu sản phẩm/năm.
Dự án sản xuất các sản phẩm sau nhôm có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng trở lên, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; Dự án đầu tư xây dựng khu, điểm du lịch; khu nghỉ dưỡng có diện tích từ 3 ha trở lên
Bên cạnh đó là dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; Dự án Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ ca; Dự án xã hội hoá thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế.
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng cho Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao được hỗ trợ 30% nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với hạng mục đường giao thông kết nối từ đường chính đến dự án.
Hỗ trợ 05% nhưng không quá 30 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào dự án.
Ngoài ra, Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp được hỗ trợ 30% nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với hạng mục đường giao thông kết nối từ đường chính đến dự án. Hỗ trợ 05% nhưng không quá 8 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào dự án.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông cũng hỗ trợ các dự án đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, Cụm công nghiệp thuộc danh mục ưu đãi và hỗ trợ đầu tư sẽ được hỗ trợ 10% nhưng không quá 6 tỷ đồng/dự án kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng…
Kon Tum: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y vượt thu ngân sách năm 2023
Ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum cho biết, tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có hai đơn vị được giao chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước là Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế.
Tính tới thời điểm 15/12/2023, cả hai đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu, dự kiến đến hết năm vượt chỉ tiêu thu nộp ngân sách từ 5-10%.
Nhà điều hành liên ngành tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y. |
Cụ thể, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Bờ Y được giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 là 293 tỷ đồng. Theo đó, đến hết ngày 15/12/2023, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã thu nộp NSNN 313,4 tỷ đồng, vượt 6,97% so với kế hoạch được giao.
Tại Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh được giao chỉ tiêu thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu năm 2023 là 14,1 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 15/12/2023, Công ty đã thu nộp NSNN 14,2 tỷ đồng, vượt 0,7% so với kế hoạch được giao.
Theo ông Huỳnh Quốc Trung, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum cho biết: "Để có được kết quả thu nộp ngân sách về đích trước thời hạn, các đơn vị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh cộng với sự nổ lực không ngừng của cán bộ, công chức, viên chức của các ngành chức năng tại cửa khẩu".
Hải Dương khởi công Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng và khánh thành cầu Phúc Điền
Ngày 21/12, Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng có quy mô 235,6 ha, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng tại xã Vĩnh Hưng, huyện Bình Giang (Hải Dương) đã được khởi công xây dựng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết: “Việc khánh thành cây cầu Phúc Điền và khởi công Khu công nghiệp CN Phúc Điền mở rộng là tiền đề quan trọng, tiếp tục mở ra những cơ hội phát triển mới cho tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương mong muốn công ty cổ phần Đầu tư Trung Quý – Bắc Ninh nói riêng và kêu gọi các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa để các Nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, hiệu quả trên địa bàn tỉnh”.
Nghi lễ khởi công. |
Dự án Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng do Công ty cổ phần đầu tư Trung Quý – Bắc Ninh làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 235,6 ha, thuộc địa phận 3 xã Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng, Hùng Thắng, huyện Bình Giang và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 398/QĐ-TTg; UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 31/03/2021 về việc thành lập Khu công nghiệp này.
Với thời gian hoàn thành trong 36 tháng, định hướng hoạt động của Khu công nghiệp sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp sạch như: điện, điện tử, logistics… để góp phần tạo sự phát triển vượt bậc cho tỉnh trong thời gian tới.
Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng có vị trí thuận lợi về giao thông. Với việc hoàn thành cây cầu Phúc Điền và tuyến đường 394B sẽ tạo trục kết nối QL5 với đường ô tô cao tốc Hà Nội Hải Phòng thuận tiện lưu thông từ Khu công nghiệp đến các sân bay, cảng biển trong khu vực.
Theo quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Bình Giang được quy hoạch xây dựng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây Nam tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận. Huyện sẽ tập trung phát triển công nghiệp và đô thị, là cơ sở để quy hoạch, phát triển lên đô thị loại IV và thành lập thị xã trước năm 2030.
Đồng thời, cũng trong ngày 21/12, cầu Phúc Điền qua sông Sặt có chiều dài 130 m và đường dẫn 2 đầu cầu 300 m, tổng vốn đầu tư khoảng 138 tỷ đồng đã chính thức được khánh thành.
Đầu tư 3.011 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Hoà Liên
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên sẽ nâng cấp 64,95 km đường hiện hữu có quy mô 2 làn xe lên quy mô cao tốc 4 làn xe.
Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình số 3597/TTr-BDHCM đề nghị Bộ GTVT xem xét, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Hòa Liên.
Đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Hoà Liên. |
Dự án này còn có tên khá là Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên do tại vị trí này đường Hồ Chí Minh đi trùng với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Dự án có điểm đầu (La Sơn) tại Km0, kết nối với điểm cuối của tuyến cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn, thuộc địa phận thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; điểm cuối (Hoà Liên) tại Km66, nút giao Hoà Liên, thuộc địa phận xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Chiều dài tuyến đường thuộc Dự án là khoảng 64,95 km (trong đó chiều dài tuyến qua tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 35,36 km; qua TP. Đà Nẵng khoảng 29,59 km).
Hiện nay, đoạn từ La Sơn đến Hòa Liên đã được đầu tư xây dựng bằng vốn BT, trong đó đoạn La Sơn - đèo La Hy (Km0+00 - Km6+743,64) có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 80Km/h theo TCVN 5729:2012; đoạn đèo La Hy - nút giao Hòa Liên (Km6+743,64 - Km66+247,07) có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 60Km/h theo TCVN 5729:2012.
Trên đoạn tuyến tổ chức giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp III với vận tốc khai thác 80km/h, chỉ hạn chế vận tốc khai thác 60km/h tại 18 đoạn với tổng chiều dài 14,4 km.
Toàn bộ nền đường đã được đầu tư xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe với chiều rộng 22; mặt đường đoạn Km0 - Km6+183,69 có chiều rộng 16 m và được xây dựng lệch về bên phải tuyến.
Tại các đoạn tuyến khác (từ Km6+183,69 - Km66), mặt đường đã được đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe rộng 11 m, được xây dựng cơ bản trùng tim với giai đoạn 4 làn xe; một số đoạn tại vị trí cửa hầm, đường dẫn vào cầu lớn thì mặt đường đã xây dựng đi lệch sang phải hoặc trái của tim tuyến giai đoạn 4 làn xe.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn La Sơn - Hòa Liên sẽ giữ nguyên quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tim tuyến hiện trạng đã được nghiên cứu và xây dựng trong Dự án phân kỳ đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức hợp đồng BT.
Cụ thể, thực hiện mở rộng mặt đường và các công trình cầu theo quy mô phân kỳ cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh nền đường rộng 22 m; bề rộng mặt đường 20,50m.
Do tuyến La Sơn - Hòa Liên đã thi công nền đường và giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016).
Vì vậy, phương án đề xuất cơ bản phù hợp với quy mô đã nghiên cứu và xây dựng của Dự án phân kỳ đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức BT đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2914/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2011, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 3278/QĐ-BGVT ngày 19/10/2016.
Do đó sẽ đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị Dự án, không phải thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để sớm triển khai thi công và hoàn thành phát huy hiệu quả đầu tư Dự án. Quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh cũng phù hợp với quy mô của đoạn Hòa Liên - Túy Loan đang được đầu tư xây dựng.
Ước tính tổng mức đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên là 3.011 tỷ đồng, được huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình số 3597/TTr-BDHCM đề nghị Bộ GTVT xem xét, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên.
Dự án này còn có tên khá là Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn La Sơn - Hòa Liên do tại vị trí này đường Hồ Chí Minh đi trùng với đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Dự án có điểm đầu (La Sơn) tại Km0, kết nối với điểm cuối của tuyến cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn, thuộc địa phận thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; điểm cuối (Hoà Liên) tại Km66, nút giao Hoà Liên, thuộc địa phận xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Chiều dài tuyến đường thuộc Dự án là khoảng 64,95 km (trong đó chiều dài tuyến qua tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 35,36 km; qua TP. Đà Nẵng khoảng 29,59 km).
Hiện nay, đoạn từ La Sơn đến Hòa Liên đã được đầu tư xây dựng bằng vốn BT, trong đó đoạn La Sơn - đèo La Hy (Km0+00 - Km6+743,64) có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 80Km/h theo TCVN 5729:2012; đoạn đèo La Hy - nút giao Hòa Liên (Km6+743,64 - Km66+247,07) có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 60Km/h theo TCVN 5729:2012.
Trên đoạn tuyến tổ chức giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp III với vận tốc khai thác 80km/h, chỉ hạn chế vận tốc khai thác 60km/h tại 18 đoạn với tổng chiều dài 14,4 km.
Toàn bộ nền đường đã được đầu tư xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe với chiều rộng 22; mặt đường đoạn Km0 - Km6+183,69 có chiều rộng 16 m và được xây dựng lệch về bên phải tuyến.
Tại các đoạn tuyến khác (từ Km6+183,69 - Km66), mặt đường đã được đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe rộng 11 m, được xây dựng cơ bản trùng tim với giai đoạn 4 làn xe; một số đoạn tại vị trí cửa hầm, đường dẫn vào cầu lớn thì mặt đường đã xây dựng đi lệch sang phải hoặc trái của tim tuyến giai đoạn 4 làn xe.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên sẽ giữ nguyên quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tim tuyến hiện trạng đã được nghiên cứu và xây dựng trong Dự án phân kỳ đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức hợp đồng BT.
Cụ thể, thực hiện mở rộng mặt đường và các công trình cầu theo quy mô phân kỳ cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh nền đường rộng 22 m; bề rộng mặt đường 20,50m.
Do tuyến La Sơn - Hòa Liên đã thi công nền đường và giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016).
Vì vậy, phương án đề xuất cơ bản phù hợp với quy mô đã nghiên cứu và xây dựng của Dự án phân kỳ đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức BT đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2914/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2011, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 3278/QĐ-BGVT ngày 19/10/2016.
Do đó sẽ đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị Dự án, không phải thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để sớm triển khai thi công và hoàn thành phát huy hiệu quả đầu tư Dự án. Quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh cũng phù hợp với quy mô của đoạn Hòa Liên - Túy Loan đang được đầu tư xây dựng.
Ước tính tổng mức đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên là 3.011 tỷ đồng, được huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Bình Định: Dự án tuyến đường ven biển tăng vốn đầu tư hơn 230 tỷ đồng
HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới (do Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư).
Về lý do điều chỉnh, theo HĐND tỉnh Bình Định, trong quá trình triển khai thực hiện dự án đến đầu tháng 12/2013 tổng mức đầu tư tăng so với tổng mức đầu tư đã được HĐND tỉnh phê duyệt.
Sơ đồ hướng tuyến Dự án Xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới |
Cụ thể, Dự án Xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới đã tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục của dự án; cập nhật chi phí bước thiết kế sau thiết kế cơ sở thì tổng dự toán và chi phí dự phòng theo quy định.
Các chi phí này đã làm tổng mức đầu tư ban đầu là 1.490,164 tỷ đồng, tăng thêm 234,757 tỷ đồng lên thành 1.724,921 tỷ đồng. Đồng thời, với tổng mức đầu tư này dự án chuyển từ nhóm B thành dự án nhóm A. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn ngân sách Trung ương bố trí vẫn giữ nguyên 600 tỷ đồng (theo văn bản ngày 2/4/2021); vốn ngân sách tỉnh bố trí bổ sung trong giai đoạn 2021 – 2025 (nếu có) và giai đoạn 2026 – 2030 để hoàn thành dự án.
Ngoài ra, để đảm bảo tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và thi công hoàn thành dự án, thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh từ năm 2021 - 2024 thành năm 2021 - 2026.
Dự án Xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới được HĐND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 2/7/2021; điều chỉnh, bổ sung tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 20/7/2022. Dự án đã được UBND tỉnh Bình Định tổ chức khởi công ngày 3/3/2023.
Dự án có điểm đầu giao với Quốc lộ 1D tại Km5+020, thuộc phường Nhơn Phú, điểm cuối giao Quốc lộ 19 mới tại Km8+100, thuộc phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn; được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với vận tốc thiết kế 50km/h; dài 4,3 km.
Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2021-2025; không chỉ góp phần hoàn thiện tuyến đường ven biển tỉnh này mà còn nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, khai thác tiềm năng quỹ đất phục vụ phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP. Quy Nhơn nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.
Kon Tum yêu cầu thi công “3 ca, 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ các dự án
Theo UBND tỉnh Kon Tum, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, công tác quản lý về đầu tư công trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo sát sao, cơ bản tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, kết quả giải ngân của tỉnh đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu đã đề ra, theo số liệu của Bộ tài chính, ước thực hiện đến hết 11 tháng năm 2023, toàn tỉnh giải ngân chỉ đạt khoảng 50,4% kế hoạch vốn Trung ương giao, tỷ lệ giải ngân của tỉnh thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là hết niên độ ngân sách năm 2023, trong khi khối lượng vốn chưa giải ngân của tỉnh còn khá lớn. Do đó, để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2023 đạt kết quả cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị khác được giao làm chủ đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý, phụ trách triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo các chỉ đạo của Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng Dự án, nhất là các dự án trọng điểm (đặc biệt là về đất đai, tài nguyên,
nguyên vật liệu, bãi đổ thải…); cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân; coi kết quả giải ngân là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, cá nhân liên quan.
UBND tỉnh yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ tiến độ thi công, yêu cầu tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ các dự án; tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng; thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; trong đó sớm phê duyệt giá đất cụ thể và chú trọng công tác vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của người dân; kiên quyết xử lý những đối tượng không chấp hành, cản trở công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định pháp luật.
UBND tỉnh cũng yêu cầu tăng cường công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và họp trực tuyến để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; có giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, công chức ở các cấp cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả công tác thực thi công vụ bằng hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa bàn, nhất là đối với các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị khác được giao làm chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm giải ngân kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2023 dẫn đến không hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao; không để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh thường xuyên theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân của các đơn vị, địa phương, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp điều hành linh hoạt, sát với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Quảng Nam cần hơn 6.900 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư công năm 2024
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết 56/NQ-HĐND thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Theo đó Nghị quyết này, tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là hơn 6.900 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 4.700 nghìn tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương gần 2.200 nghìn tỷ đồng.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu nguyên tắc, thứ tự ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 phải bố trí đủ vốn để hoàn trả cho các nhiệm vụ, Dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đủ vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia và dự án đường ven biển theo số vốn được Trung ương giao.
Ngoài ra, bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.
Sau khi bố trí vốn cho các nhiệm vụ, dự án nêu trên (theo khả năng thực hiện và giải ngân), số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư. Trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì phải hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi UBND tỉnh giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu, đối với vốn ODA, việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, bảo đảm tiến độ và các cam kết khác đã ký với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án.
Cần bảo đảm thứ tự ưu tiên là bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc Hiệp định trong năm 2024, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024; Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt; Bố trí vốn theo tiến độ được duyệt và khả năng giải ngân cho dự án mới đã ký Hiệp định…
Đến giữa tháng 12/2023, giải ngân vốn đầu công của Quảng Nam (không bao gồm các dự án do Trung ương quản lý) đạt khoảng 55% trên tổng số 9.278 tỷ đồng vốn được bố trí năm 2023.
TP.HCM thu phí cảng biển hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng hạ tầng chậm đầu tư
Ngày 22/12, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển) tại TP.HCM.
Số liệu thống kê từ Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho thấy, từ ngày 1/4/2022 đến ngày 15/12/2023 đã thu được tổng cộng 3.797 tỷ đồng phí hạ tầng cảng biển (trung bình mỗi ngày Thành phố thu được khoảng 7 tỷ đồng).
Một số tuyến dẫn vào cảng Cát Lái thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông - Ảnh: Lê Quân |
Thông tin về việc phẩn bổ số phí thu được vào việc đầu tư hạ tầng, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, HĐND TP.HCM đã thông qua chủ trương đầu tư nhiều Dự án hạ tầng dẫn vào cảng Cát Lái như: đường Vành đai 2 (đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng); nút giao Mỹ Thủy khu vực cảng Cát Lái; đường liên cảng…
Thành phố cũng đang nghiên cứu đầu tư tuyến đường mới dài 6 km nối cảng Cát Lái-Phú Hữu qua cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây và đường Vành đai 3. Dự án này vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, cũng dự định dùng nguồn thu phí hạ tầng cảng biển.
Ông Lâm cho biết, theo kế hoạch dự kiến, dự án nút giao An Phú hoàn thành đầu năm 2025; đến năm 2026 thông xe một số đoạn đường Vành đai 2; kết hợp với đầu tư đường liên cảng được xây dựng thì cửa ngõ phía Đông dẫn vào cảng Cát Lái sẽ thông thoáng.
Khi đó, xe ra vào cảng sẽ thuận lợi, giảm thời gian quay vòng, giảm chi phí logictics tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Cho dù thu được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ phí hạ tầng cảng biển nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn rằng khi đã đóng phí thì doanh nghiệp phải được đi đường thông thoáng để giảm chi phí. Thế nhưng hiện tại đường vẫn tắc phí vẫn phải đóng là không công bằng.
Vì vậy, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, đề xuất sớm sử dụng nguồn phí thu được để đầu tư vào hạ tầng xung quanh các cảng biển. Trong đó, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển là vốn mồi để khởi công ngay những dự án đã được HĐND TP.HCM thông qua.
Đầu tư 1.098 tỷ đồng kết nối 2 tuyến cao tốc phía Bắc
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.
Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai. |
Dự án có điểm đầu (Km0+00) kết nối với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ và đường tỉnh 315B; điểm cuối tại Km2+600 (tương ứng khoảng lý trình Km2+600 đường Hồ Chí Minh hiện hữu), thuộc xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Tổng chiều dài Dự án khoảng 2,6 km, phạm vi đầu tư công trình bao gồm thiết kế các nút giao, vuốt nối vào các công trình hiện hữu, đường dân sinh, đường hoàn trả, hệ thống đường gom và công trình dân sinh, công trình phòng hộ, chiếu sáng và tổ chức ATGT.
Dự án được xây dựng để đạt đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 -100 km/h theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc TCVN 5729-201
Tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 1.098 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 734 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là 127 tỷ đồng. Phần kinh phí còn lại là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và dự phòng.
Dự án dự kiến đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước (từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022), trong đó năm 2024 bố trí 250 tỷ đồng để chuẩn bị dự án, thi công xây dựng và GPMB; năm 2025-2026 bố trí 848 tỷ đồng phục vụ thi công xây dựng hoàn thành công trình; thanh, quyết toán dự án.
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất lựa chọn nhà thầu trong quý II/2024; khởi công công trình trong quý III/2024; hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng khoảng 18 tháng kể từ ngày khởi công (thời gian thực hiện phụ thuộc vào tiến độ công tác chuẩn bị dự án).
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Tây) là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội khu vực đồng bằng sông Hồng, các cảng khu vực phía Bắc.
Theo thiết kế, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại nút giao IC9, qua đường HCM có bề rộng bị thắt hẹp (mặt đường rộng 11m, 2 làn xe), nút giao bằng (tiềm ẩn mất an toàn); chưa đảm bảo liên thông đồng bộ giữa 2 tuyến cao tốc nói trên (bề rộng 4 làn xe) và với cao tốc Phú Thọ - Ba Vì trong tương lai (dự kiến nối tiếp từ điểm cuối Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ).
Trong cuộc họp ngày 25/1/2023, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo UBND tỉnh Phú Thọ đang nghiên cứu đầu tư hoàn chỉnh ngay cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với quy mô 4 làn xe; đồng thời, giao Bộ GTVT và UBND tỉnh Phú Thọ thống nhất cơ quan thực hiện mở rộng đoạn đường Hồ Chí Minh (điểm cuối tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) bảo đảm đồng bộ về quy mô, nâng cao hiệu quả kết nối.
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã ký Tờ trình số 695/TTr – CP gửi Quốc hội báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
Ảnh minh hoạ. |
Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP.
Dự án được triển khai trên địa bàn 2 tỉnh: Đắk Nông và Bình Phước với tổng chiều dài khoảng 128,8 km, trong đó đoạn qua địa phận Đắk Nông dài 27,8 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Phước dài khoảng 99 km và khoảng 2 km đoạn kết nối từ nút giao cao tốc TP.HCM – Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà.
Dự án đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn, tốc độ thiết kế 100 – 120 km/h, tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, bề rộng nền đường 24,74 m, riêng đoạn qua TP. Đồng Xoài nền đường rộng 25,5 m; giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt (quy mô 6 làn xe).
Đoạn tuyến kết nối từ nút giao với cao tốc TP.HCM – Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà dài 2 km, có quy mô tiêu chuẩn đường cấp III, nền đường rộng 12m.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành là khoảng 1.111 ha.
Với quy mô đầu tư như trên, Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư là 25.540 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 2.233,5 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng.
Tại tờ trình số 695, Chính phủ đề xuất phân chia Dự án thành 5 dự án thành phần, gồm 1 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP và 4 dự án thành phần đầu tư công.
Cụ thể, Dự án thành phần 1 – đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành (bao gồm cả đoạn tuyến kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà) theo phương thức PPP; UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 2 – đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công; UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công; UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ quản thực hiện.
Dự án thành phần 4 – bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm đường cao tốc, đường gom, cầu vượt nganh và các công trình có liên quan) thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công; UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 5 – bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm đường cao tốc, đường gom, cầu vượt nganh và các công trình có liên quan) thuộc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công; UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất chuẩn bị đầu tư Dự án từ năm 2023, thực hiện Dự án từ năm 2024, phấn đấu hoàn thành công trình năm 2026.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cho rằng, hiện nay đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ.
Để phá thế độc đạo về giao thông và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng thì việc đầu tư xây dựng cao tốc đoạn từ Đắk Nông đến Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là hết sức cần thiết, vì đây là đoạn cuối có lưu lượng giao thông lớn, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông còn cao, do vậy cần phải ưu tiên đầu tư trước.
Sau khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đoạn từ Đắk Nông đi Bình Phước về Tp.HCM, tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là phục vụ khai thác vận chuyển nông sản, thực phẩm, bô-xít, phát triển du lịch địa phương và khu vực.
Duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1658/QĐ – BGTVT phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
Theo đó, Dự án có điểm đầu kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thuộc địa phận xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; điểm cuối kết nối với Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, thuộc địa phận xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; tổng chiều dài khoảng 15,2km.
Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn hiện đang khai thác theo quy mô 4 làn xe hạn chế, không có làn dừng khẩn cấp liên tục. |
Tuyến đường thuộc phạm vi Dự án có quy mô đầu tư là đường cao tốc quy mô 6 làn xe; bề rộng công trình cầu phù hợp với khổ nền đường.
Hướng tuyến, trắc dọc, nền, mặt đường, công trình cầu, hầm chui, giao cắt, đường gom, công trình thoát nước, hệ thống chiếu sáng của Dự án được thiết kế theo quy mô hoàn chỉnh, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường, phù hợp với định hướng phân kỳ đầu tư của đoạn tuyến.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 1.995,14 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương (giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến cân đối từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 được thông báo tại văn bản số 1303/TTg- KTTH ngày 6/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ và dự kiến bố trí chuyển tiếp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030).
Tại Quyết định số 1658/QĐ – BGTVT, Bộ GTVT ấn định thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2027. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn: giai đoạn 2021 - 2025 là 1.200 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, giai đoạn 2026 - 2030 là 795,14 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Sở GTVT Ninh Bình là chủ đầu tư Dự án và phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan; tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Trước đó, trong công văn số 14231/BGTVT – KHĐT ngày 12/12/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cho biết là đã rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư mở rộng tuyến La Sơn - Hòa Liên (66km) từ 2 làn xe lên 4 làn xe; mở rộng theo quy hoạch 6 làn xe các tuyến Cao Bồ - Mai Sơn (15km) bằng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022; tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận (51km) theo hình thức PPP.
Đối với các dự án còn lại, Bộ GTVT đang rà soát, lập danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư để đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép triển khai mở rộng khi đủ điều kiện về nguồn lực.
Đầu tư 3.737 tỷ đồng xây dựng Dự án khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1664/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi (giai đoạn 1), thuộc KTT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi (giai đoạn 1), thuộc khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư: Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi.
Địa điểm thực hiện dự án tại xã Bình Thanh và xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Quy mô sử dụng đất của dự án là 497,7 ha trong đó bao gồm các công trình thủy lợi và giao thông theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Thanh đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về thủy lợi, giao thông đường bộ.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 3.737 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 560,55 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp đô thị dịch vụ Bình Thanh đã được phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo địa điểm, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản; tuân thủ quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo việc thực hiện dự án không ảnh hưởng tới việc quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi và khả năng canh tác của người dân xung quanh; đối với phần diện tích các suối trong khu vực thực hiện dự án, nghiên cứu xây dựng phương án giữ nguyên hiện trạng…
Kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm cho thuê đất; giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo cam kết để thực hiện dự án và việc đáp ứng đủ các điều kiện của nhà đầu tư theo quy định.
Trao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án VSIP II Quảng Ngãi
Ngày 23/12, tại Lễ kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hồng Hà đã trao Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 22/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi (giai đoạn 1), thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cho Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi.
Theo đó, địa điểm thực hiện dự án tại xã Bình Thanh và xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Quy mô sử dụng đất của dự án là 497,7 ha trong đó bao gồm các công trình thủy lợi và giao thông theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Thanh đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về thủy lợi, giao thông đường bộ.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 3.737 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 560,55 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
UBND tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng Khu Công nghiệp Đô thị Dịch vụ Bình Thanh đã được phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo địa điểm, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình triển khai dự án, nếu nhà đầu tư phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản; tuân thủ quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo việc thực hiện dự án không ảnh hưởng tới việc quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi và khả năng canh tác của người dân xung quanh; đối với phần diện tích các suối trong khu vực thực hiện dự án, nghiên cứu xây dựng phương án giữ nguyên hiện trạng…
Tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm cho thuê đất; giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo cam kết để thực hiện dự án và việc đáp ứng đủ các điều kiện của nhà đầu tư theo quy định.
Bình Định trao chứng nhận đầu tư 22 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 12.700 tỷ đồng
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Bình Định đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn đầu tư 12.713,5 tỷ đồng.
Cụ thể, lĩnh vực sản xuất, chế biến với 12 dự án, tổng vốn đầu tư 4.082,5 tỷ đồng.
Một số dự án như Dự án Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tekcom Central (Công ty cổ phần Tekcom Central) 980 tỷ đồng; Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (Công ty TNHH Thông Thuận) 900 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm gỗ, kim loại, nhựa giả mây và nệm nội, ngoại thất (Công ty vidaXL Group B.V - Hà Lan) 763,5 tỷ đồng; Dự án Nhà máy chế biến dăm gỗ và sản xuất viên nén sinh học xuất khẩu Tây Sơn (Công ty cổ phần Thương mại Bảo Đạt Thành) 354 tỷ đồng…
Dự án bất động sản có 10 dự án với tổng vốn đầu tư 8.631 tỷ đồng.
Trong đó, nhà ở có 6 dự án gồm Dự án Khu đô thị và du lịch An Quang (Công ty cổ phần An Quang Holdings) 5.229 tỷ đồng; Dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ (Công ty cổ phần Phú Tài) 861 tỷ đồng; Dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 (Công ty TNHH SOLRISE Nhơn Phú) 727 tỷ đồng.
Dự án Nhà ở xã hội chung cư Phú Tài Lộc (Công ty cổ phần Xây lắp Công nghiệp Bình Định) 358 tỷ đồng; Dự án Khu dân cư 05 thuộc Điểm số 3, quỹ đất dọc đường trục Khu kinh tế nối dài (Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Ngân Tín) 305 tỷ đồng; Dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn (Công ty TNHH Thủy Hà Bình Định)198 tỷ đồng.
Bốn dự án hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) gồm Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Tân Tường An (Công ty TNHH Thủy Hà Bình Định) 312 tỷ đồng; Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Bình An (Công ty TNHH Thịnh Tiến) 305 tỷ đồng; Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Bình Nghi phần mở rộng (Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Kamado)199 tỷ đồng; Dự án Đầu tư hạ tầng CCN Gò Cầy phần mở rộng (Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ) 137 tỷ đồng.
Dịp này, UBND tỉnh Bình Định cũng trao bản ghi nhớ tìm hiểu, nghiên cứu cho 23 dự án gồm 16 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến công nghiệp, 7 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.
Theo đó, Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Nhơn Hội và STS Development với Bản ghi nhớ đầu tư Dự án Xây dựng nhà máy điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi với công suất 2.000 MW, vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,8 tỷ USD.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Định dự kiến có tổng vốn đầu tư lớn như Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) với Dự án Điện gió ngoài khơi tại huyện Phù Mỹ dự kiến khoảng 4,6 tỷ USD; Công ty cổ phần Quản lý Đầu tư Mekong với Dự án Nhà máy chế biến bột giấy và giấy Bình Định tại huyện Phù Mỹ dự kiến khoảng 21.700 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Hướng Việt với Dự án Tổ hợp sản xuất hydro, cảng tổng hợp và Dự án Khu công nghiệp Phù Mỹ, dự kiến khoảng 21.000 tỷ đồng…
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch cũng thu hút các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư như Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (thuộc Tập đoàn Him Lam) với Dự án Khu đô thị phức hợp nghỉ dưỡng và sân golf Long Biên Bình Định dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xuân Cầu với Dự án Sân golf, dự kiến 12.000 tỷ đồng; Tập đoàn KING RIDGE MARK (Mỹ), STS Development và Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Nhơn Hội với Dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng dự kiến 11.200 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Ngân Tín với Dự án Khu đô thị tại TP. Quy Nhơn dự kiến 3.000 tỷ đồng.
Trao quyết định quy hoạch cảng hàng không Phù Cát
Trong khuôn khổ Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 23/12, dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã trao Quyết định Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát cho lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Lê Anh Tuấn đã ký Quyết định 1686/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tần nhìn đến năm 2050.
Theo đó, vị trí, chức năng Cảng hàng không Phù Cát trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc là cảng hàng không nội địa. Về tính chất sử dụng: Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Mục tiêu quy hoạch thời kỳ 2021-2030, cấp sân bay 4 C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hoá/năm; loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II.
Về quy hoạch hạng mục các công trình khu bay, phần hệ thống đường hạ cánh thời kỳ 2021-2030: Giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh hiện hữu với kích thước 3.048 m x 45 m, lề vật liệu rộng 7,5m.
Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía Tây với kích thước 3.048 m x 45 m, kích thước lề vật liệu theo quy hoạch.
Đối với hệ thống đường lăn, tiếp tục sử dụng đường lăn hiện hữu; đồng thời quy hoạch 6 đường lăn nối, 2 đường lăn thoát nhanh, kích thước lề vật liệu theo quy định.
Đối với sân đỗ máy bay, mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Tầm nhìn đến năm 2050, cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp I; công suất 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu); phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II. Đối với sân đỗ máy bay tấm nhìn đến năm 2050, tiếp tục mở rộng sân đỗ đáp ứng 20 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu (chưa bao gồm các vị trí đỗ cho hàng không chung, hàng không tư nhân sẽ được xác định cụ thể ở bước triển khai Dự án).
Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định các nội dung quy hoạch về công trình đảm bảo hoạt động bay; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung; quy hoạch các công trình dịch vụ hàng không; quy hoạch các công trình dịch vụ phi hàng không, các công trình khác; quy hoạch các công trình đảm bảo an ninh bay; quy hoạch sử dụng đất…
Thông hầm số 1, hầm số 2 vượt tiến độ trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
Ngày 23/12/2023, hầm số 1 dài 610m trên cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn chính thức được Tập đoàn Đèo Cả đào thông, vượt tiến độ hơn 2 tháng so với kế hoạch trong hợp đồng thi công.
Trước đó, hầm số 2 trên cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn dài 700 m cũng đã được đào thông vượt tiến độ gần 1 tháng so với kế hoạch đề ra tại Lễ phát động ký kết thi đua 100 ngày thông hầm 2 (10/10/2023) và vượt gần 5 tháng so với yêu cầu trong hợp đồng thi công.
Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, hưởng ứng thi đua 100 ngày thi công thông hầm số 2 và kế hoạch thi công một số hạng mục chính thuộc dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động các giải pháp thi công trong mùa mưa tại miền Trung, đồng thời áp dụng sáng kiến cải tiến thi công đẩy nhanh tiến độ bằng phương pháp đào hầm “Hệ Đèo Cả” (6 mũi thi công hầm thay vì 4 mũi), sử dụng tuần hoàn nước thi công (tiết kiệm 95% lượng nước thi công hầm).
Bằng kinh nghiệm đã được đúc rút qua nhiều lần triển khai thi công các dự án hầm xuyên núi, làm chủ công nghệ, Tập đoàn Đèo cả đã nghiên cứu cải tiến phương pháp thi công hầm, tăng mũi đào và bước đào, rút ngắn chu kỳ đào một gương hầm. Nhờ đó, tiến độ đào hầm được thúc đẩy đáng kể. Song song với việc đẩy nhanh tiến độ, công tác an toàn và chất lượng công trình luôn được các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ.
Sau khi đào thông, hầm số 1 và hầm số 2 sẽ được tận dụng làm đường công vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển, điều phối vật liệu trên toàn tuyến, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công toàn dự án.
Đối với hầm 3, là hầm xuyên núi lớn nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam được xây mới, hiện nay ống hầm trái đạt 400m/3.200m, ống hầm phải đạt 410m/3.200m. Theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, hầm số 3 sẽ thông sau 42 tháng thi công, nhưng nhà thầuđang nỗ lực để thông hầm đường bộ cấp đặc biệt này sớm hơn kế hoạch.
Trên tuyến có các hạng mục đường găng khác như cầu Sông Vệ, cầu tỉnh lộ 624, các nút giao… và một số đoạn tuyến cần xử lý đất yếu. Đối với hạng mục cầu Sông Vệ, cầu lớn nhất trên tuyến với chiều dài 610m, 134/134 cọc khoan nhồi đã hoàn thành, thi công được 13/16 bệ móng, mố trụ, 12/14 thân mố trụ, 55/105 dầm cầu, tiến độ đáp ứng kế hoạch.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, toàn tuyến huy động 44/45 mũi thi công với hơn 3.050 nhân sự và 1.161 máy móc, thiết bị tổ chức thi công 3 ca, đối với hạng mục thi công hầm, các kỹ sư, công nhân thay ca nhau làm việc liên tục (24/24h) không nghỉ. Sản lượng thực hiện đến nay đạt hơn 12% tổng khối lượng. Dự kiến đến cuối năm 2023, dự án phấn đấu giải ngân luỹ kế đạt gần 4.400 tỷ đồng, vượt kế hoạch giải ngân phần xây lắp được Bộ GTVT phê duyệt.
Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn dài 88 km, sau gần 1 năm triển khai, tuy còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu, thời tiết…, tuy nhiên với sự hỗ trợ của địa phương, chủ đầu tư, nỗ lực của nhà thầu, tư vấn giám sát… các vấn đề trên cơ bản được tháo gỡ, tiến độ thực hiện vượt kế hoạch đề ra.
Ông Lê Thắng, Giám đốc Ban quản lý dự án 2 đánh giá cao nhà thầu Đèo Cả đã triển khai dự án với tinh thần quyết tâm, làm việc 3 ca 4 kíp, đồng thời có nhiều sáng kiến sáng tạo trong thi công nhờ đó rút ngắn tiến độ gần 6 tháng.
“Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án 2 cùng nhà thầu Đèo Cả tiếp tục triển khai làm xuyên tết để đảm bảo rút ngắn tiến độ dự án, sớm đưa vào phục vụ người dân, phục vụ xã hội”, ông Thắng nói.
Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025). Đây là dự án có quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam.
Dự án có chiều dài 88 km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng. Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3 km, qua tỉnh Bình Định dài 27,7 km. Giai đoạn 1, cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h. Dự án sử dụng vốn đầu tư công do Ban quản lý dự án 2, Bộ GTVT làm chủ đầu tư.