Ngân hàng - Bảo hiểm
Đừng lo, giờ đây đi "xe ôm" bạn cũng được bảo hiểm!
P.V - 19/05/2017 07:15
Grab Vietnam đã trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất có mua gói bảo hiểm tai nạn dân sự tự nguyện cho đối tác tài xế và hành khách khi sử dụng GrabCar và GrabBike với mức bồi thường lên đến 100 triệu đồng/người và 800 triệu đồng/vụ.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 4 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 6.369 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.795 người, làm bị thương 5.119 người. Các sự cố chủ yếu bằng đường bộ.

Trong khi đó, tính đến cuối năm 2016 cả nước đang có trên 45 triệu mô tô, xe máy các loại, tương đương cứ 2 người dân có 1 xe máy; có tới 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại hàng ngày. Và trong năm 2016, có tới 66,7% số vụ tai nạn là do mô tô, xe máy.

.

Dù vậy, hiện trên thị có có nhiều loại bảo hiểm xe máy có giá khác nhau nhưng đến khi xảy ra tai nạn, người bị nạn lại không được thanh toán với hàng loạt các lý do như hồ sơ không hợp lý, chưa được thẩm định...

Như vậy, bảo hiểm xe máy “siêu rẻ” thực chất là bảo hiểm tự nguyện nên người dân có quyền sử dụng hoặc không sử dụng. Từ những số liệu trên có thể thấy, cả bảo hiểm bắt buộc dành cho người điều khiển mô tô/xe máy và bảo hiểm tự nguyện người ngồi trên xe đều rất có lợi cho người dân khi không may xảy ra tai nạn nếu mua thông qua các đơn vị bảo hiểm uy tín. Hiểu được những bất cập trên và thể hiện trách nhiệm với khách hàng và tài xế, Grab Việt Nam đã mua bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng/vụ cho cả 02 đối tác này.

Là một hành khách không may bị ngã dù không nặng khi di chuyển bằng GrabBike, chị Võ Thị Kim Thoa cho biết: "Ngay khi tiếp nhận thông tin qua điện thoại báo tai nạn từ tổng đài 24/7 của Grab thì đại diện công ty đã rất tận tình thăm hỏi và nhắc nhở tôi đi thăm khám liền, sau đó gửi mail xin lỗi và lo các thủ tục bảo hiểm. Phản ứng của Grab đã thực sự làm tôi bất ngờ và rất cảm động, yên tâm vì việc sử dụng phương tiện Grab đã có bảo hiểm an toàn hành khách. Trước giờ chỉ có đi máy bay mới được bảo hiểm chứ ai ngờ đi xe ôm cũng có bảo hiểm đâu...”.

Trao đổi với phóng viên về trách nhiệm của loại hình dịch vụ di chuyển thông minh này đối với khách hàng, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho hay, loại bảo hiểm mà GrabBike đang triển khai là bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe trong thời điểm lái xe đã đăng nhập, có khách hàng đặt xe và được ghi nhận vào hệ thống.

Như vậy, đây là một loại hình bảo hiểm tự nguyện mà Grab thực hiện để hỗ trợ cho đối tác của mình nhằm giúp cả tài xế và hành khách sẽ an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ. Đồng thời, cũng thể hiện cam kết luôn song hành cùng lợi ích của cộng đồng của Grab, vì những rủi ro họ gặp phải trên đường được chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, Grab còn có các động thái hỗ trợ khách hàng, lái xe khi gặp sự cố và đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. “Tôi cho rằng đây là một chiến lược thông minh của Grab, tạo ra lợi thế riêng giúp họ chiếm được cảm tình và niềm tin từ khách hàng, đối tác của mình, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm, dịch vụ tương tự”, luật sư Hậu nói.

Mới đây trong buổi lễ ra mắt dịch vụ đi chung xe GrabShare trên ứng dụng di động đầu tiên tại Việt Nam, giới thiệu về dịch vụ bảo hiểm này, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam đã khẳng định “Ngoài bảo hiểm bắt buộc, Grab còn mua bảo hiểm cho khách hàng với mức tối đa lên đến 100 triệu/trường hợp và mua bảo hiểm cho cả đối tác vận chuyển với mức tối đa 800 triệu đồng/vụ việc. Chúng tôi có một câu nói vui tại Grab dành cho cả khách hàng và đối tác “chỉ cần đăng ký, cài tiện ích, mọi việc để Grab lo”. Nói cách khác, không chỉ mang lại lợi ích, chúng tôi còn quan tâm đến an toàn của hành khách, đối tác trong mọi tình huống vì quan điểm của Grab là “Phát triển bền vững cùng cộng đồng”.

Tin liên quan
Tin khác